Tháng 04/2025

THÁNG TƯ

thang 4
Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha
Cầu nguyện cho việc sử dụng những công nghệ mới: 
Chúng ta hãy cầu nguyện cho việc sử dụng những công nghệ mới không thay thế những quan hệ giữa con người, nhưng tôn trọng phẩm giá và giúp họ vượt qua những khủng hoảng của thời đại chúng ta.1/4      4/3      Tm Thứ Ba. Ed 47,1-9.12; Ga 5,1-3a.5-16.
2    5     Tm Thứ Tư đầu tháng. Is 49,8-15; Ga 5,17-30.
Thánh Phanxicô Paola, ẩn tu.
Thánh Đaminh Vũ Đình Tước, linh mục, tử đạo.
Ngày sùng kính Thánh Giuse.
3    6     Tm Thứ Năm đầu tháng. Xh 32,7-14; Ga 5,31-47.
Ngày cầu nguyện cho các linh mục.
Cha Đaminh Trần Đức Tâm qua đời (2023).
4    7     Tm Thứ Sáu đầu tháng.
Kn 2,1a.12-22; Ga 7,1-2.10.25-30.
Thánh Isiđôrô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Ngày đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu.

       Thanh minh (Trời trong sáng)
5    8       Tm Thứ Bảy đầu tháng. Gr 11,18-20; Ga 7,40-53.
Thánh Vinhsơn Ferriê, linh mục.
Ngày đền tạ Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ.
Giáo họ Đồng Văn (Nghĩa Dục) chầu Thánh Thể.
Bổn Mạng:
Cha Vinhsơn Mai Văn Bảo; Cha Vinhsơn Vũ Đình Cống; Cha Vinhsơn Phạm Văn Điệp; Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Hạnh; Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Hậu; Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Hiến; Cha Vinhsơn Lê Quang Hiệp; Cha Vinhsơn Đỗ Huy Hoàng; Cha Vinhsơn Trần Văn Huân; Cha Vinhsơn Mai Văn Kính; Cha Vinhsơn Lê Văn Luật; Cha Vinhsơn Ngô Viết Lục; Cha Vinhsơn Nguyễn Bản Mạnh; Cha Vinhsơn Ngô Văn Quyến; Cha Vinhsơn Lại Văn Quynh; Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Thắng; Cha Vinhsơn Đinh Minh Thỏa; Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Tính; Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Trung; Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Tứ; Cha Vinhsơn Vũ Thanh Tùng; Cha Vinhsơn Trần Thiện Túy; Cha Vinhsơn Trần Đức Văn; Cha Vinhsơn Lưu Văn Linh; Cha Vinhsơn Lê Văn Hanh; Cha Vinhsơn Nguyễn Hữu Tạn; Cha Vinhsơn Nguyễn Cao Dũng; Cha Vinhsơn Phan Văn Uân; Cha Vinhsơn Trần Văn Huy; Vinhsơn Phạm Thế Viết; Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Vượng; Cha Vinhsơn Trần Văn Cương; Cha Vinhsơn Đinh Văn Doanh; Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Tam.
Lưu ý:
Có thể giữ thói quen che ảnh tượng trong nhà thờ, tuỳ theo quyết định của HĐGM. Các Thánh giá thì che cho đến thứ Sáu Tuần Thánh, sau nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa; các ảnh tượng khác thì che cho đến khi bắt đầu Canh Thức Vượt Qua.6       9       Tm CHÚA NHẬT ĐẦU THÁNG, V MÙA CHAY.  
Thánh vịnh tuần I. Bài đọc Năm C.
Is 43,16-21; Pl 3,8-14; Ga 8,1-11.
Thánh Phaolô Lê Bảo Tịnh, linh mục, tử đạo.
Giáo xứ Đồng Nghĩa, An Cư, An Lãng và Chỉ Thiện chầu Thánh Thể.

GIÁO HUẤN SỐ 19
SỰ VÔ TRẬT TỰ CỦA CÁC HAM MUỐN
Điều răn thứ mười đòi hỏi phải loại trừ sự ganh tị khỏi trái tim con người. Khi muốn khuyến giục vua Đavít thống hối, tiên tri Nathan đã kể cho vua câu chuyện của một người nghèo, chỉ có một con chiên và thương yêu nó như con mình, và một người giàu, tuy có vô số chiên cừu, nhưng lại ganh tị với người kia và cuối cùng ăn cắp con chiên của người nghèo. Sự ganh tị có thể đưa tới việc làm tồi tệ nhất. “Chính vì quỷ dữ ganh tị mà cái chết đã xâm nhập thế gian” (Kn 2,24):
“Chúng ta đấm đá nhau, đó là vì sự ganh tị võ trang cho chúng ta chống lại nhau… Nếu mọi người đều cố phá rối Thân Thể của Đức Kitô, thì rồi chúng ta sẽ đi tới đâu? Chúng ta đang làm cho Thân Thể của Đức Kitô thành một xác chết… Chúng ta xưng mình là những chi thể của cùng một thân thể, vậy mà chúng ta lại cấu xé nhau như những thú rừng”.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2538)
7    10      Tm Thứ Hai. Đn 13,1-9.15-17.19-30.33-62 (hoặc Đn 13,41c-62); Ga 8,1-11 (hoặc Ga 8,12-20).
Thánh Gioan Baotixita Lasan, linh mục.
Thánh Phêrô Nguyễn Văn Lựu, linh mục, tử đạo.
8    11     Tm Thứ Ba. Ds 21,4-9; Ga 8,21-30.
9    12      Tm Thứ Tư. Đn 3,14-20.24-25.28; Ga 8,31-42.
10    13     Tm Thứ Năm. St 17,3-9; Ga 8,51-59.
11    14     Tm Thứ Sáu. Gr 20,10-13; Ga 10,31-42.
Thánh Stanislaô, giám mục, tử đạo.
12    15     Tm Thứ Bảy. Ed 37,21-28; Ga 11,45-57.
13    16     Đ     CHÚA NHẬT LỄ LÁ. TUẦN THÁNH. TƯỞNG NIỆM CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA. 
Thánh vịnh tuần II. Bài đọc Năm C.
Làm phép và rước lá: Lc 19,28-40. Thánh Lễ: Is 50,4-7; Pl 2,6-11; Lc 22,14-23,56 (hoặc Lc 23,1-49).
Thánh Martinô I, giáo hoàng, tử đạo. Ngày giới trẻ giáo phận. Giới trẻ giáo phận chầu Thánh Thể.
Lưu ý:
1.    Hôm nay, Hội Thánh cử hành việc Chúa Kitô vào thành Giêrusalem để hoàn tất Mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Vì thế, trong mọi Thánh Lễ đều kính nhớ việc Chúa vào thành bằng cuộc rước lá (hình thức I), hoặc bằng nghi thức nhập lễ trọng thể trước Thánh Lễ chính (hình thức II), hay bằng nghi thức nhập lễ đơn giản trước các Thánh Lễ khác (hình thức III). Nghi thức nhập lễ trọng thể có thể lặp lại trước một (hoặc hai) Thánh Lễ khác có đông giáo dân tham dự. Cuộc rước lá chỉ làm một lần.
2.    Lá đã làm phép được lưu giữ tại các gia đình, nhằm nhắc nhở Chúa Kitô vinh thắng.
3.    Hôm nay dùng lễ phục đỏ. Khi rước lá, linh mục mặc áo lễ hay áo choàng.
4.    Sau cuộc rước lá hay nghi thức nhập lễ trọng thể, bỏ làm dấu Thánh giá và nghi thức sám hối hoặc rảy nước thánh đầu lễ, và đọc ngay lời nguyện nhập lễ. Sau đó Thánh Lễ tiếp tục như thường lệ.
5.    Vì lý do mục vụ, có thể bỏ một hoặc hai bài đọc trước bài Tin Mừng, nhưng cũng vì lợi ích thiêng liêng của giáo dân, nên đọc trọn vẹn bài Thương Khó, và không bỏ các bài đọc trước đó.
6.    Khi đọc Bài Thương Khó, không mang đèn nến, không xông hương, không chào cũng không ghi dấu Thánh Giá trên sách. Phó tế đọc Bài Thương Khó, hoặc nếu không có phó tế thì linh mục đọc. Giáo dân cũng có thể đọc Bài Thương Khó, nhưng nếu được, nên dành những lời của Chúa Kitô cho linh mục. Nếu là phó tế, trước khi đọc Bài Thương Khó, phải đến xin chủ tế ban phép lành như trong các Thánh Lễ khác.
Hết Bài Thương Khó, xướng “Đó là Lời Chúa” như thường lệ nhưng không hôn sách. Sau đó nên giảng, dù là vắn tắt. Cũng có thể giữ thinh lặng một lúc.
7.    Nơi nào không cử hành Thánh Lễ, có thể cử hành Phụng Vụ Lời Chúa để tưởng niệm việc Chúa vào thành Giêrusalem và cuộc Thương Khó của Người, vào giờ thích hợp chiều thứ Bảy hoặc ngày Chúa Nhật.

14    17     Tm THỨ HAI TUẦN THÁNH. 
Is 42,1-7; Ga 12,1-11.
Lưu ý:
Các ngày trong Tuần Thánh, từ thứ Hai đến thứ Tư, phải cử hành Thánh Lễ theo ngày; không được cử hành Thánh Lễ nào khác, trừ Thánh Lễ an táng. Các tối ngắm sự Thương Khó Chúa.
15    18     Tm THỨ BA TUẦN THÁNH. 
Is 49,1-6; Ga 13,21-33.36-38.
16    19     Tm THỨ TƯ TUẦN THÁNH. 
Is 50,4-9a; Mt 26,14-25.
17    20     Tr     THỨ NĂM TUẦN THÁNH. 
Ban sáng: THÁNH LỄ LÀM PHÉP DẦU.
Is 61,1-3a.6a.8a-9; Kh 1,5-8; Lc 4,16-21.
Lưu ý:
1.    Hôm nay chỉ cử hành Thánh Lễ Làm Phép Dầu và Thánh lễ Tiệc Ly. Cấm mọi Thánh Lễ không có giáo dân tham dự và Thánh Lễ an táng.
2.    Thánh Lễ Làm Phép Dầu, do Đức Giám mục chủ tế cùng với linh mục đoàn của ngài đồng tế, bày tỏ sự hiệp thông giữa Giám mục và linh mục đoàn. Vì thế, trong mức độ có thể, tất cả mọi linh mục nên tham dự.
Giáo dân cũng nên tham dự đông đảo và rước lễ trong Thánh Lễ này.
3.    Thánh Lễ Làm Phép Dầu cử hành với phẩm phục trắng.
4.    Dầu mới được làm phép và hiến thánh được cung kính đưa tới các nhà thờ giáo xứ; dầu cũ thì đốt đi hoặc dùng để đốt đèn chầu.
Có thể tổ chức rước dầu mới trước Thánh Lễ Tiệc Ly hay vào thời gian thích hợp, nhằm dạy các tín hữu về việc sử dụng và hiệu năng của Dầu Thánh trong đời sống Kitô giáo.
5.    Nếu hôm nay khó có thể quy tụ giáo sĩ và giáo dân về bên Giám mục, Thánh lễ Làm Phép Dầu có thể cử hành vào một ngày nào trước đó, gần Lễ Phục Sinh.
TAM NHẬT VƯỢT QUA
“Chúa Kitô đã hoàn tất công trình cứu chuộc nhân loại và tôn vinh Thiên Chúa cách hoàn hảo, nhất là nhờ mầu nhiệm Vượt Qua của Người. Nhờ đó, Người đã chết để tiêu diệt sự chết của chúng ta và sống lại để khôi phục sự sống cho chúng ta. Vì thế Tam Nhật Vượt Qua, nhằm tưởng niệm cuộc Thương Khó và Phục Sinh của Chúa, sáng chói lên như tột đỉnh của Năm Phụng Vụ” (AC 18).
Lưu ý:
1.    Trong Tam Nhật Vượt Qua, không được cử hành Thánh Lễ nào khác, kể cả Thánh Lễ an táng.
2.    Các cộng đoàn tu sĩ ít người nên về dự lễ nghi tại các nhà thờ lớn hơn. Nếu một linh mục phụ trách nhiều giáo xứ nhỏ, giáo dân nên quy tụ về dự lễ ở nhà thờ chính.
Tuy nhiên, nếu một linh mục phụ trách hai hay nhiều giáo xứ, trong đó có đông giáo dân tham dự và các nghi thức có thể cử hành cách xứng đáng, long trọng, thì cha xứ được phép cử hành các nghi lễ Tam Nhật Vượt Qua lần thứ hai.
3.    Về việc rước lễ:
a.    Ngày thứ Năm Tuần Thánh, chỉ được cho tín hữu rước lễ trong Thánh Lễ Làm Phép Dầu và Thánh Lễ Tiệc Ly mà thôi. Được đưa Mình Thánh cho bệnh nhân bất cứ giờ nào trong ngày.
b.    Ngày thứ Sáu Tuần Thánh, chỉ cho tín hữu rước lễ trong nghi thức tưởng niệm cuộc Thương Khó của Chúa mà thôi. Có thể đưa Mình Thánh bất cứ giờ nào cho những bệnh nhân không tham dự nghi thức được.
c.    Thứ Bảy Tuần Thánh, trước Canh Thức Vượt Qua, chỉ được đưa Mình Thánh như Của Ăn Đàng mà thôi.
Ban chiều: THÁNH LỄ TIỆC LY.
Xh 12,1-8.11-14; 1Cr 11,23-26; Ga 13,1-15.
Lưu ý:
1.    Với Thánh Lễ Tiệc Ly chiều hôm nay, Hội Thánh khai mạc Tam Nhật Vượt Qua và tưởng niệm bữa tối sau hết của Chúa Giêsu, trong đó Người thiết lập Giao Ước Mới trong Mình và Máu Thánh Người dưới hai hình thái bánh rượu.
Bài giảng sẽ đề cập đến các mầu nhiệm được tưởng niệm trong Thánh Lễ này, tức là việc thiết lập Bí Tích Thánh Thể, chức tư tế và điều răn của Chúa về tình bác ái huynh đệ. Sau bài giảng sẽ cử hành nghi thức rửa chân, nếu lý do mục vụ khuyên nên làm.
2.    Theo truyền thống lâu đời của Hội Thánh, hôm nay cấm cử hành mọi Thánh Lễ không có giáo dân tham dự. Thánh Lễ Tiệc Ly cử hành ban chiều lúc thuận tiện, có toàn thể cộng đoàn địa phương tham dự đông đủ, trong khi các linh mục và thừa tác viên thi hành phận vụ mình.
Các linh mục đã đồng tế trong Thánh Lễ Làm Phép Dầu, hoặc đã cử hành Thánh Lễ vì lợi ích giáo dân, thì lại được đồng tế trong Thánh Lễ chiều nữa.
3.    Nơi nào lý do mục vụ đòi hỏi, thì Bản Quyền sở tại có thể cho phép cử hành một Thánh Lễ thứ hai trong các nhà thờ và nhà nguyện, vào ban chiều. Còn trong trường hợp thật sự cần thiết, có thể cho phép cử hành Thánh Lễ cả vào lúc ban sáng, nhưng chỉ dành cho các tín hữu không có cách nào tham dự Thánh Lễ chiều được. Tuy nhiên đừng cử hành chỉ vì lợi ích riêng tư, kẻo làm thiệt hại cho việc cử hành Thánh Lễ chính ban chiều. Chỉ cho giáo dân rước lễ trong Thánh Lễ mà thôi; nhưng bất cứ giờ nào trong ngày, cũng có thể đưa Mình Thánh Chúa cho bệnh nhân.
4.    Nhà Tạm hoàn hoàn toàn để trống. Trong Thánh Lễ chiều nay sẽ truyền phép Bánh Thánh đủ cho giáo sĩ và giáo dân rước lễ hôm nay và ngày mai.
5.    Trong khi hát kinh Vinh Danh thì rung chuông. Sau đó, không rung chuông nữa cho đến Canh Thức Vượt Qua, trừ khi HĐGM hay Giám Mục giáo phận quy định khác.
6.    Nơi nào giáo dân đã được chuẩn bị, có thể tổ chức nghi thức rửa chân cho những người đàn ông đã được tuyển chọn, để nói lên ý nghĩa phục vụ và bác ái của Chúa Kitô là Đấng đã đến không phải để được phục vụ mà để phục vụ.
7.    Khi rước lễ vật đến bàn thờ, cũng nên đem những phẩm vật dành cho người nghèo, nhất là các phẩm vật đã được thu góp trong Mùa Chay như hoa trái của việc sám hối.
8.    Kết thúc lời nguyện hiệp lễ, thì kiệu Mình Thánh Chúa sang bàn thờ phụ, với hương và đèn nến.
9.    Mình Thánh Chúa lưu giữ cho việc rước lễ ngày hôm sau được kiệu sang bàn thờ phụ, nơi giáo dân tiếp tục suy niệm và cầu nguyện.
Bàn thờ phụ được trang hoàng thích hợp với việc lưu giữ Mình Thánh Chúa. Nơi đây phải có Nhà Tạm đóng kín và tránh việc trưng bày hay đặt Mình Thánh Chúa trong mặt nhật. Ngoài ra, về hình thức Nhà Tạm, tránh cách dùng kiểu nhà mồ: Vì nơi lưu trữ Mình Thánh Chúa không nhằm biểu thị mồ Chúa, nhưng chỉ nhằm giữ Mình Thánh cho việc rước lễ ngày hôm sau.
10.    Kết thúc buổi cử hành hôm nay thì lột khăn bàn thờ, và nếu có thể, cất các Thánh Giá. Nếu còn Thánh Giá nào trong nhà thờ, nên phủ khăn.
11.    Khuyên giáo dân nên tuỳ hoàn cảnh đến chầu Mình Thánh Chúa ban tối hay đêm vào giờ thuận tiện; nhưng từ nửa đêm trở đi, không tổ chức chầu Mình Thánh Chúa trọng thể nữa.
12.    Không tổ chức kiệu và đặt Mình Thánh Chúa trong các nhà thờ không cử hành Phụng Vụ trọng thể Cuộc Thương Khó của Chúa vào ngày thứ Sáu Tuần Thánh.
18    21      Đ     THỨ SÁU TUẦN THÁNH.
CUỘC THƯƠNG KHÓ CỦA CHÚA.

 Buộc giữ chay và kiêng thịt.
Is 52,13-53,12; Dt 4,14-16; 5,7-9; Ga 18,1-19,42.
Quyên góp cho việc bác ái. 
Lưu ý:
1.    Hôm nay Chiên Vượt Qua của chúng ta là Đức Kitô chịu hiến tế, nên Hội Thánh cử hành việc suy tôn và kính thờ Thánh Giá, vì nhờ Thánh Giá, ơn cứu độ được ban cho cả thế giới.
2.    Theo truyền thống rất xa xưa, hôm nay Hội Thánh không cử hành Thánh Lễ.
Hôm nay chỉ cho giáo dân rước lễ trong buổi cử hành Cuộc Thương Khó của Chúa mà thôi. Tuy nhiên, có thể đưa Mình Thánh bất cứ giờ nào cho những bệnh nhân không tham dự nghi thức được.
3.    Hôm nay và ngày mai, Hội Thánh không cử hành bí tích nào hết, trừ Bí tích Hoà Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân. Nếu có phải an táng thì không hát, không đàn, không chiêng trống.
4.    Hôm nay giữ chay và kiêng thịt.
Vì là Chay Vượt Qua, do đó rất nên kéo dài cho tới Canh Thức Vượt Qua để tâm hồn được nâng cao và mở rộng mà đạt tới niềm vui của Chúa Nhật Phục Sinh (PV 110).
5.    Nếu có thể, nên long trọng cử hành giờ Kinh Sách và Kinh Sáng chung với giáo dân.
6.    Khoảng 3 giờ chiều, cử hành Cuộc Thương Khó của Chúa; nếu lý do mục vụ đòi hỏi, có thể cử hành vào giờ thuận tiện hơn từ sau 12 giờ trưa, nhưng đừng muộn quá 9 giờ tối.
7.    Bàn thờ hoàn toàn để trống: không Thánh Giá, không chân đèn, không trải khăn.
8.    Về Bài Thương Khó xem chỉ dẫn ở Chúa Nhật Lễ Lá.
9.    Chỉ dùng một Thánh Giá duy nhất trong nghi thức kính thờ.
Nếu vì số dân chúng đông, mỗi người không thể lên tôn kính Thánh Giá được, thì sau khi một phần tín hữu đã tôn kính, linh mục cầm Thánh giá lên đứng trước bàn thờ, nói ít lời kêu mời dân chúng kính thờ Thánh Giá, rồi nâng cao Thánh Giá trong giây lát để mọi người thinh lặng tôn thờ.
10.    Kính thờ Thánh Giá xong, đi rước Mình Thánh từ bàn thờ phụ về và cho rước lễ. Sau đó lại rước Mình Thánh với hình thức đơn giản về nơi cất giữ, với đèn chầu như thường lệ.
11.    Sau buổi cử hành thì lột khăn bàn thờ, nhưng để lại Thánh giá và các chân đèn. Nên đặt Thánh Giá cho các tín hữu kính thờ ở một nơi thuận tiện cho việc cầu nguyện và suy niệm.
12.    Từ sau khi kính thờ Thánh Giá cho đến Canh Thức Vượt Qua, cúi mình mỗi khi đi ngang qua trước Thánh Giá.
13.    Theo truyền thống của giáo phận, có thể rước tượng Chúa vác Thánh Giá kết hợp ngắm Đàng Thánh Giá trọng thể. Sau đó ngắm 15 sự thương khó Chúa, rồi cử hành tháo đanh và táng xác Chúa theo Thánh tuần sự vụ. Nên quý trọng các việc đạo đức có giá trị huấn giáo này.
19    22      Tm THỨ BẢY TUẦN THÁNH 
Vì Canh Thức Vượt Qua thuộc Chúa Nhật Phục Sinh, nên phải tránh trình bày nghi thức đó như là những giờ phút cuối cùng của thứ Bảy Tuần Thánh (Thánh Bộ Phụng Tự, Thông tư ngày 16/1/1988, số 95).
Lưu ý:
1.    Thứ Bảy Tuần Thánh, Hội Thánh ở bên cạnh mồ Chúa, để
suy niệm việc Chúa chịu thương khó, chịu chết và xuống ngục tổ tông, đồng thời ăn chay cầu nguyện để trông đợi Chúa Phục Sinh.
2.    Nếu có thể, nên cử hành giờ Kinh Sách và Kinh Sáng chung với giáo dân. Bằng không, cử hành Phụng Vụ Lời Chúa hay làm việc đạo đức khác diễn tả mầu nhiệm cử hành hôm nay, nhất là để kính Đức Maria cùng liên kết với sự thương khó của Chúa Giêsu.
3.    Trong nhà thờ có thể trưng bày cho giáo dân tôn kính ảnh Chúa Kitô chịu đóng đinh hoặc mai táng trong mồ, hoặc ảnh Chúa xuống ngục tổ tông minh hoạ mầu nhiệm ngày thứ Bảy Tuần Thánh, hoặc ảnh Đức Mẹ sầu bi.
4.    Hôm nay không cử hành Thánh Lễ và các bí tích khác, trừ Bí tích Hoà Giải và Xức Dầu Bệnh Nhân. Chỉ có thể cho rước lễ như Của Ăn Đàng.
Cha Gioan Đinh Như Lạng qua đời (2019).

MÙA PHỤC SINH
“Năm mươi ngày từ Chúa Nhật Phục Sinh đến Chúa Nhật Hiện Xuống, được cử hành trong niềm hân hoan phấn khởi, như một ngày lễ duy nhất, hơn thế, như một ‘Đại Chúa Nhật’. Đặc biệt trong những ngày này hát Halleluia” (AC 22).
CANH THỨC VƯỢT QUA
1.    St 1,1-2,2 (hoặc St 1,1.26-31a);
2.    St 22,1-18 (hoặc St 22,1-2.9a.10-13.15-18);
3.    Xh 14,15-15,1a;
4.    Is 54,5-14;
5.    Is 55,1-11;
6.    Br 3,9-15.32-4,4;
7.    Ed 36,16-17a.18-28;
8.    Rm 6,3-11;
9.    Lc 24,1-12.

Lưu ý:
1.    Theo truyền thống xa xưa, đêm nay là đêm Chúa truyền phải giữ, và cử hành Canh Thức Vượt Qua để kính nhớ Đêm Thánh Chúa sống lại, được coi là “Mẹ của mọi lễ canh thức”. Trong lễ canh thức này, Hội Thánh canh thức để mong đợi Chúa sống lại và cử hành Mầu Nhiệm Vượt Qua ấy trong các Bí Tích Khai Tâm Kitô giáo. Toàn thể truyền thống Kitô giáo luôn nhìn nhận buổi canh thức này mang tính chất trông đợi cuộc quang lâm cánh chung của Chúa.
2.    Tất cả Canh Thức Vượt Qua được cử hành về đêm, nên không được bắt đầu trước lúc chập tối và phải kết thúc trước rạng đông ngày Chúa Nhật.
3.    Không được phép chỉ cử hành Thánh Lễ mà không có các nghi thức Canh Thức Vượt Qua.
4.    Có thể cử hành Canh Thức Vượt Qua tại các nhà thờ và nhà nguyện đã không cử hành nghi thức ngày thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh. Tại các nơi đã cử hành các nghi thức ngày thứ Năm và thứ Sáu Tuần Thánh, có thể bỏ không cử hành Canh Thức Vượt Qua. Nhưng nơi nào có Giếng Rửa Tội thì buộc phải cử hành canh thức.
5.    Trong tất cả buổi cử hành, linh mục và các thừa tác viên khác mặc lễ phục màu trắng như khi cử hành Thánh Lễ.
6.    Trong đêm canh thức này, nghi thức được sắp xếp như sau: – Phần thứ nhất: Thắp Nến Phục Sinh.
–    Phần thứ hai: Phụng vụ Lời Chúa. Tin tưởng vào Lời Chúa và điều Chúa hứa, Hội Thánh suy niệm những kỳ công Chúa đã làm cho Dân Người, ngay từ lúc khởi nguyên.
–    Phần thứ ba: Phụng vụ Thánh Tẩy. Hội Thánh đón nhận các anh em tân tòng, và toàn thể cộng đoàn lặp lại những lời cam kết khi lãnh nhận Bí Tích Thánh Tẩy.
–    Phần thứ tư: Phụng vụ Thánh Thể. Gần rạng sáng Phục Sinh, cùng với những chi thể mới đã được tái sinh trong Bí tích Thánh Tẩy, Hội Thánh được mời vào bàn tiệc mà Chúa đã dọn sẵn cho Dân Người qua sự chết và phục sinh của Chúa Kitô, cho đến khi Người lại đến.
7.    Phải cử hành Canh Thức Vượt Qua cách trang trọng để giáo dân có thể hiểu ý nghĩa của các biểu tượng và các nghi thức; ý nghĩa này cũng được nói lên qua các lời nhắn nhủ và các lời nguyện.
8.    Để duy trì tính chân thực của dấu chỉ, Nến Phục Sinh phải được làm bằng sáp nguyên tuyền, đủ lớn và còn mới, bởi vì diễn tả hình ảnh Chúa Kitô là ánh sáng thật soi chiếu thế gian.
9.    Do nhu cầu, bài công bố Tin Mừng Phục Sinh cũng có thể do một ca viên không phải là phó tế công bố, nhưng người này không xin linh mục chủ tế ban phép lành, và bỏ câu: “Vậy giờ đây…” cho đến hết lời kêu gọi, kể cả lời chào: “Chúa ở cùng anh chị em”. Có thể hát bản dài hay ngắn.
10.    Phải đọc ít nhất ba bài Cựu Ước, và trong trường hợp gấp rút thì đọc ít nhất là hai bài; nhưng không bao giờ được bỏ bài trích Sách Xuất Hành. Nên hướng dẫn vắn tắt để giáo dân hiểu ý nghĩa Kitô giáo của các bài Cựu Ước.
11.    Phụng vụ Thánh Tẩy trong Canh Thức Vượt Qua đạt ý nghĩa trọn vẹn nếu có ban Bí tích Thánh Tẩy cho người lớn hay ít là trẻ em. Bằng không, tại các nhà thờ giáo xứ thì làm phép nước rửa tội. Nơi nào không có ai lãnh nhận Bí tích Thánh Tẩy và cũng không phải làm phép Giếng Rửa Tội, thì làm phép nước để nhắc lại Bí tích Thánh Tẩy, sau đó lặp lại lời tuyên hứa khi lãnh nhận bí tích này rồi rảy nước thánh trên dân chúng.
12.    Có thể xông hương khi đọc Tin Mừng, nhưng không mang đèn nến.
13.    Dấu chỉ Bí tích Thánh Thể được hoàn hảo khi cho rước lễ dưới hai hình bánh rượu trong Canh Thức Vượt Qua. Bản Quyền sở tại suy xét và ấn định các quy tắc về điều này.
14.    Lễ Đêm Canh Thức là Thánh Lễ Phục Sinh, Chúa sống lại. Ai cử hành hoặc đồng tế lễ đêm còn được cử hành hoặc đồng tế thánh lễ ngày Phục Sinh.
20      23      Tr     CHÚA NHẬT PHỤC SINH. CHÚA SỐNG LẠI
Thánh vịnh tuần I. Lễ trọng với tuần bát nhật. Lễ cầu cho giáo dân. Buộc dự Lễ và nghỉ việc xác.
Cv 10,34a.37-43; Cl 3,1-4 (hoặc 1Cr 5,6b-8); Ga 20,1-9 (Lc 24,1-12. Trong Thánh Lễ chiều có thể đọc Lc 24,13-35).
Phải đọc hay hát ca tiếp liên trong ngày Lễ Phục Sinh còn trong tuần bát nhật thì tuỳ ý.
Cha Vinhsơn Bùi Công Tam qua đời (2003).
Lưu ý:
1.    Trong Thánh lễ, thay vì nghi thức sám hối thì rảy nước thánh (đã làm phép đêm trước), để nhắc lại Bí Tích Thánh Tẩy.
2.    Thắp sáng Nến Phục Sinh và đặt gần giảng đài hoặc gần bàn thờ trong các giờ cử hành phụng vụ trọng thể hơn của mùa này, tức là trong Thánh Lễ, giờ Kinh Sáng và giờ Kinh Chiều, cho đến hết Chúa Nhật Hiện Xuống.
3.    Các ngày trong tuần bát nhật, mừng như lễ trọng kính Chúa, nhưng không đọc kinh Tin Kính trong Thánh Lễ (x. AC 24).
4.    Các ngày trong tuần bát nhật Phục Sinh chỉ được cử hành Thánh Lễ an táng mà thôi. Không được cử hành các Thánh Lễ khác.
5.    Các Chúa Nhật Mùa Phục Sinh không được cử hành các Thánh Lễ khác, kể cả Thánh Lễ an táng.
6.    Từ hôm nay cho đến hết Chúa Nhật Hiện Xuống, đọc kinh Lạy Nữ Vương Thiên Đàng.
7.    Về việc rước lễ trong Mùa Phục Sinh: GL 920: “Mọi tín hữu sau khi rước lễ lần đầu, buộc rước lễ mỗi năm ít là một lần.
Phải chu toàn luật buộc này trong Mùa Phục Sinh, trừ khi vì lý do chính đáng, họ có thể chu toàn luật buộc này trong thời gian khác trong năm”.
Tại Việt Nam, thời gian cần thiết để giữ luật buộc rước lễ trong Mùa Phục Sinh là từ thứ Tư Lễ Tro cho đến hết lễ Chúa Ba Ngôi, chiếu theo điều 217 của Công Đồng Đông Dương lần thứ I, năm 1934 và thông báo của Uỷ Ban Giám Mục về Phụng vụ, số VII ngày 10/8/1971.
Nhân tiện cũng nhắc về việc xưng tội. GL 989: “Mọi tín hữu sau khi đến tuổi khôn buộc phải trung thành giữ luật xưng các tội trọng, một năm ít là một lần”.

                              Cốc vũ (Mưa rào)
21    24      Tr     THỨ HAI TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. 
Cv 2,14.22b-33; Mt 28,8-15.
Thánh Anselmô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh.
22    25      Tr     THỨ BA TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. Cv 2,36-41; Ga 20,11-18.
Cha Giuse Phạm Thành Lâm qua đời (2023).
23    26      Tr     THỨ TƯ TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH.
Cv 3,1-10; Lc 24,13-35. Thánh Giorgiô, tử đạo.
Thánh Ađalbertô, giám mục, tử đạo.
24    27       Tr     THỨ NĂM TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH.
Cv 3,11-26; Lc 24,35-48.
Thánh Fiđêlê Sigmaringen, linh mục, tử đạo.
25    28     Tr     THỨ SÁU TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH.
Cv 4,1-12; Ga 21,1-14.
Thánh Marcô, tác giả Tin Mừng.
26    29      Tr     THỨ BẢY TRONG TUẦN BÁT NHẬT PHỤC SINH. 
Cv 4,13-21; Mc 16,9-15.27    30     Tr     CHÚA NHẬT II PHỤC SINH. CHÚA NHẬT LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT. 
Thánh vịnh tuần II. Bài đọc Năm C. Cv 5,1216; Kh 1,9-11a.12-13.17-19; Ga 20,19-31. Thánh Laurensô Nguyễn Văn Hưởng, linh mục, tử đạo (Đ).
Cử hành Thánh Lễ trọng thể tại đền thánh Liễu Đề.
Giáo xứ Liễu Đề, Tứ Trùng và Dương A chầu Thánh Thể.
Cha Giuse Trần Quang Tuyến qua đời (2021).
Lưu ý: 
Các ngày trong tuần Mùa Phục Sinh:
a.    Không được cử hành các Lễ cầu hồn hằng ngày (IM 381).
b.    Chỉ được cử hành các Lễ tuỳ nhu cầu hay ngoại lịch, nếu thực sự có nhu cầu và lợi ích mục vụ đòi hỏi (IM 376).
c.    Được cử hành các Lễ nhớ không bắt buộc về vị thánh có tên trong lịch hay sổ bộ các thánh ngày đó (IM 355b).

GIÁO HUẤN SỐ 20
SỰ VÔ TRẬT TỰ CỦA CÁC HAM MUỐN
Ganh tị là một trong bảy mối tội đầu. Ganh tị chỉ sự buồn bực khi thấy kẻ khác có của cải, và sự ước ao vô độ muốn lấy của cải đó làm của mình, thậm chí bằng cách bất chính. Khi ganh tị lại kèm theo ước muốn cho người khác gặp hoạn nạn nặng nề, thì đó là một tội trọng:
Thánh Augustinô coi ganh tị là “thói xấu của ma quỷ”. “Ganh tị sinh ra thù ghét, nói xấu, vu khống, vui khi thấy kẻ khác gặp hoạn nạn, buồn khi thấy kẻ khác được may lành”.
Ganh tị là một hình thức của sự buồn bực và vì vậy là sự khước từ đức mến; người đã chịu Phép Rửa phải chiến đấu chống lại nó bằng sự nhân hậu. Ganh tị thường do kiêu ngạo; người đã chịu Phép Rửa phải tập sống khiêm nhường:
“Phần tôi, tôi muốn Thiên Chúa được tôn vinh. Còn bạn, bạn hãy vui mừng vì người anh em được thành công, và Thiên Chúa sẽ được tôn vinh nhờ bạn, và mọi người sẽ nói ‘Chúc tụng Thiên Chúa’, Đấng đã có những người tôi tớ như thế, những người đã được tự do không còn ganh tị, những người vui mừng về điều tốt của tha nhân”.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2539 & 2540)

Tháng Tư Ất Tỵ (T)
28    1/4      Tr     Thứ Hai. Cv 4,23-31; Ga 3,1-8.
Thánh Phêrô Chanel, linh mục, tử đạo (Đ). Thánh Louis Maria Grignion de Montfort, linh mục (Tr).
Thánh Phaolô Phạm Khắc Khoan, linh mục; Thánh Phêrô Nguyễn Văn Hiếu, thầy giảng và thánh Gioan Baotixita Đinh Văn Thành, thầy giảng, tử đạo (Đ).
29    2      Tr     Thứ Ba. Thánh Catarina Siena, trinh nữ, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. 
Cv 4,32-37; Ga 3,7b-15.
Kỷ niệm ngày chịu chức linh mục 29/4/2012: Cha Giuse Vũ Văn Hiếu.
30    3       Tr     Thứ Tư. Cv 5,17-21; Ga 3,16-21.
Thánh Piô V, giáo hoàng (Tr). Thánh Giuse Trần Văn Tuân, linh mục, tử đạo (Đ).

Tin Giáo Xứ

Tin Gp. Bùi Chu

Tin Giáo hội Việt Nam

Tin Giáo hội Hoàn Vũ