Tháng 08/2025

THÁNG TÁM

thang 8


THÁNG KÍNH TRÁI TIM ĐỨC MẸ 

Cầu nguyện theo ý Đức Thánh Cha
Cầu nguyện cho sự chung sống bình:
 Chúng ta hãy cầu nguyện cho những xã hội nơi sự chung sống hòa bình gặp khó khăn, giúp họ vượt qua cám dỗ phải đối đầu bởi những lý do chủng tộc, chính trị, tôn giáo hay ý thức hệ.
1/8      8/6     Tr     Thứ Sáu đầu tháng.
Thánh Anphongsô Maria Liguori, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. 
Rm 8,1-4; Mt 5,13-19.
Thánh Bênađô Vũ Văn Duệ, linh mục và thánh Đaminh Nguyễn Văn Hạnh, linh mục, tử đạo (Đ).
Ngày đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
Lưu ý:
Từ trưa hôm nay đến nửa đêm ngày mai, ai viếng nhà thờ giáo xứ, đọc một kinh Lạy Cha và một kinh Tin Kính, thì được hưởng ơn đại xá “Portiuncula”, với những điều kiện theo thường lệ (xưng tội, rước lễ, cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng). Ân xá này chỉ được hưởng một lần mà thôi (Ench. Indulg., ấn bản 1999, concessio 33).
2     9     X     Thứ Bảy đầu tháng. Lv 25,1.8-17; Mt 14,1-12.
Thánh Êusêbiô, giám mục Vercelli (Tr).
Thánh Phêrô Giulianô Eymard, linh mục (Tr).
Ngày đền tạ Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ (Tr).
3     10     X     CHÚA NHẬT ĐẦU THÁNG, XVIII THƯỜNG NIÊN.
Thánh vịnh tuần II. Bài đọc Năm C.
Gv 1,2; 2,21-23; Cl 3,1-5.9-11; Lc 12,13-21.
Giáo xứ Nam Hòa, Phương Lạc, Thiện Giáo và Tây Cát chầu Thánh Thể.GIÁO HUẤN SỐ 34
CÔNG TRÌNH TẠO DỰNG – NGUỒN MẠCH CỦA CẦU NGUYỆN
Trước hết, đã có việc cầu nguyện ngay từ những thực tại của công trình tạo dựng. Chín chương đầu sách Sáng Thế mô tả mối tương quan này với Thiên Chúa như việc ông Aben dâng cho Chúa những con đầu lòng của bầy chiên, ông Ênóc kêu cầu Danh Chúa và “bước đi với Thiên Chúa.” Lễ dâng của ông Nôê đẹp lòng Thiên Chúa, Ngài chúc phúc cho ông, và qua ông, chúc phúc cho toàn thể công trình tạo dựng, vì lòng ông ngay chính và vẹn toàn; cả ông nữa cũng “đi với Thiên Chúa” (St 6,9). Biết bao người công chính trong mọi tôn giáo đã cầu nguyện theo cách thức như thế.
Trong giao ước bất diệt với mọi sinh linh, Thiên Chúa luôn kêu gọi con người cầu khẩn Ngài. Nhưng nhất là từ tổ phụ Ápraham, việc cầu nguyện mới thật sự được mặc khải trong Cựu Ước.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2569)
4     11     Tr     Thứ Hai. Thánh Gioan Maria Vianney, linh mục. Lễ nhớ.
Ed 3,16-21; Mt 9,35-10,1.
5     12     X     Thứ Ba. Ds 12,1-13; Mt 14,22-36.
Cung hiến thánh đường Đức Bà Cả ở Rôma (Tr).
6     13     Tr     Thứ Tư đầu tháng.
CHÚA HIỂN DUNG. Lễ kính
Đn 7,9-10.13-14; 2Pr 1,16-19; Lc 9,28b-36.
Ngày sùng kính Thánh Giuse.
7    14      X      Thứ Năm đầu tháng. Ds 20,1-13; Mt 16,13-23.
Thánh Xystô II, giáo hoàng và các bạn tử đạo (Đ).
Thánh Cajêtanô, linh mục (Tr). Ngày cầu cho các linh mục.

         Lập Thu (Bắt đầu mùa thu)
8    15     Tr     Thứ Sáu. THÁNH ĐAMINH, LINH MỤC QUAN THẦY GIÁO PHẬN. 
Kn 7,7-10; 1Cr 2,1-10a; Lc 9,57-62.
Giáo xứ Bùi Chu chầu Thánh Thể.
Kỷ niệm ngày chịu chức linh mục
8/8/2013: Cha Vinhsơn Nguyễn Văn Hạnh; Cha Đaminh Trần Văn Hành; Cha Giuse Hoàng Ngọc Khoát; Cha Giuse Phan Trung Lăng; Cha Micae Phạm Văn Năng; Cha Giuse Trần Duy Khấn.
Bổn mạng: Cha Đaminh Đinh Xuân Cảnh; Cha Đaminh Đoàn Văn Cát; Cha Đaminh Phạm Văn Chương; Cha Đaminh Nguyễn Văn Đại; Cha Đaminh Nguyễn Văn Đạt; Cha Đaminh Mai Văn Đảm; Cha ĐaminhTrần Ngọc Đăng; Cha Đaminh Trần Văn Đoan; Cha Đaminh Phạm Văn Dược; Cha Đaminh Trần Ngọc Dương; Cha Đaminh Nguyễn Văn Dương; Cha Đaminh Phan Duy Hán; Cha Đaminh Trần Văn Hành; Cha Đaminh Phạm Minh Hạnh; Cha Đaminh Vũ Văn Hiệp; Cha Đaminh Lê Đức Hòa; Cha Đaminh Đinh Ngọc Hoàn; Cha Đaminh Phạm Văn Hồng; Cha Đaminh Nguyễn Đức Huynh; Cha Đaminh Nguyễn Văn Lãm; Cha Đaminh Đinh Văn Khởi; Cha Đaminh Hoàng Văn Kiểu; Cha Đaminh Nguyễn Văn Thiện; Cha Đaminh Đoàn Quang Thỏa; Cha Đaminh Lương Văn Thuyên; Cha Đaminh Bùi Trung Thực; Cha Đaminh Nguyễn Kim Tiến; Cha Đaminh Phạm Kim Tiền; Cha Đaminh Trần Ngọc Toản; Cha Đaminh Nguyễn Văn Tuấn; Cha Đaminh Trần Văn Tường; Cha Đaminh Đặng Xuân Tuynh; Cha Đaminh Trần Đình Vận; Cha Đaminh Nguyễn Văn Vàng; Cha Đaminh Ngô Văn Viễn; Cha Đaminh Phạm Kim Trọng; Cha Đaminh Phạm Hoàng Lãm; Cha Đaminh Ngô Văn Thủy; Cha Đaminh Trần Văn ; Cha Đaminh Ngô Văn Đông; Cha Đaminh Nguyễn Văn Đồng; Cha Đaminh Nguyễn Văn Khương; Cha Đaminh Vũ Văn Trường.
9     16     X     Thứ Bảy. Đnl 6,4-13; Mt 17,14-20.
Thánh Têrêsa Bênêđicta Thánh Giá, nữ tu, tử đạo (Đ).
Lễ Đức Mẹ trong ngày thứ Bảy (Tr).
10     17     X     CHÚA NHẬT XIX THƯỜNG NIÊN. 
Thánh vịnh tuần III. Bài đọc Năm C.
Kn 18,6-9; Dt 11,1-2.8-19 (hoặc Dt 11,1-2. 8-12); Lc 12,32-48.
Thánh Laurensô, phó tế, tử đạo.
Giáo xứ Xuân Hóa, Xương Điền, Cốc Thành và Giang Liêu chầu Thánh Thể.
Kỷ niệm ngày chịu chức linh mục 10/8/1990: Cha Đaminh Trần Ngọc Dương.
Bổn mạng: Cha Laurensô Đặng Xuân Tiến.
Quyên góp cho quỹ trợ giúp các linh mục. GIÁO HUẤN SỐ 35
LỜI HỨA VÀ LỜI CẦU NGUYỆN CỦA ĐỨC TIN
Ngay khi Thiên Chúa kêu gọi, “ông Ápraham ra đi, như Chúa đã phán với ông” (St 12,4): trái tim ông hoàn toàn “suy phục Lời Chúa”; ông vâng lời. Sự lắng nghe của trái tim quyết định tuân theo Thiên Chúa là điều cốt yếu của việc cầu nguyện, các lời nói chỉ quy về đó. Nhưng việc cầu nguyện của ông Ápraham được diễn tả trước tiên bằng hành động: là con người thinh lặng, ông đã dựng một bàn thờ để kính Chúa ở mỗi chặng dừng chân. Chỉ mãi sau này, lần đầu tiên ông mới cầu nguyện bằng lời: đó là một lời than thở kín đáo, nhắc Thiên Chúa nhớ đến các lời hứa của Ngài, mà xem ra như không được thực hiện. Như vậy, ngay từ đầu đã xuất hiện một trong những khía cạnh của tấn bi kịch cầu nguyện: đó là thử thách đức tin vào sự trung tín của Thiên Chúa.
Vì tin vào Thiên Chúa, đi trước nhan Ngài và trong giao ước với Ngài, tổ phụ Ápraham đã sẵn sàng đón tiếp Vị khách huyền bí vào lều trại của mình. Lòng hiếu khách đặc biệt của tổ phụ tại Mambrê mở đường cho Thiên Chúa loan báo về Người Con đích thực của lời hứa. Từ lúc đó, khi được Thiên Chúa bộc lộ cho biết ý định của Ngài, trái tim của tổ phụ Ápraham đã hòa theo lòng trắc ẩn của Chúa mình đối với loài người và dám chuyển cầu cho họ với một niềm tin tưởng bạo dạn.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2570 & 2571)
11    18     Tr     Thứ Hai. Thánh Clara, trinh nữ, Lễ nhớ.
Đnl 10,12-22; Mt 17,22-27.
12    19     X     Thứ Ba. Đnl 31,1-8; Mt 18,1-5.10.12-14
Thánh Gioanna Phanxica Chantal, nữ tu (Tr).
Thánh Giacôbê Đỗ Mai Năm, linh mục; thánh Antôn Nguyễn Đích, giáo dân và thánh Micae Nguyễn Huy Mỹ, giáo dân, tử đạo (Đ).
13    20     X     Thứ Tư. Đnl 34,1-12; Mt 18,15-20
Thánh Pontianô, giáo hoàng, và thánh Hippôlitô, linh mục, tử đạo (Đ).
14    21     Đ     Thứ Năm. Thánh Maximilianô Maria Kolbê, linh mục, tử đạo. Lễ nhớ. 
Gs 3,7-10a.11.13-17; Mt 18,21-19,1.
Ban chiều có thể cử hành LỄ VỌNG ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI (Tr).
1Sb 15,3-4.15-16; 16,1-2; 1Cr 15,54b-57; Lc 11,27-28.
15    22    Tr     Thứ Sáu. ĐỨC MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI. Lễ trọng.
Lễ cầu cho giáo dân. Buộc dự lễ và nghỉ việc xác.

Kh 11,19a; 12,1-6a.10ab; 1Cr 15,20-27; Lc 1,39-56.
Cử hành thánh lễ trọng thể tại đền thánh Thức Hóa.
Giáo xứ Thức Hóa và giáo họ Thôn Đông (Phú Nhai) chầu Thánh Thể.
16     23     X     Thứ Bảy. Gs 24,14-29; Mt 19,13-15.
Thánh Stêphanô Hungari (Tr).
Lễ Đức Mẹ trong ngày thứ Bảy (Tr).
17     24     X     CHÚA NHẬT XX THƯỜNG NIÊN. 
Thánh vịnh tuần IV. Bài đọc Năm C.
Gr 38,4-6.8-10; Dt 12,1-4; Lc 12,49-53.
Kỷ niệm ngày Đức cha Giuse Hoàng Văn Tiệm qua đời (2013).
Giáo xứ Nam Trực, Xuân Chính và Đồng Nhân (Đồng Liêu) chầu Thánh Thể.

GIÁO HUẤN SỐ 36
LỜI HỨA VÀ LỜI CẦU NGUYỆN CỦA ĐỨC TIN
Trong cuộc thanh luyện cuối cùng về đức tin, Thiên Chúa đã đòi ông Ápraham, người “đã nhận được lời hứa” (Dt 11,17), phải sát tế đứa con mà Thiên Chúa đã ban cho ông. Ông Ápraham vẫn vững tin: “Lễ toàn thiêu, chính Thiên Chúa sẽ liệu” (St 22,8), vì nghĩ rằng “Thiên Chúa có quyền năng cho người chết trỗi dậy” (Dt 11,19). Như vậy, vị tổ phụ của những người tin đã nên giống Chúa Cha, Đấng chẳng tha chính Con Một của Ngài, nhưng đã trao nộp Người vì hết thảy chúng ta. Nhờ cầu nguyện con người được phục hồi tình trạng “giống như Thiên Chúa” và được tham dự vào quyền năng của tình yêu Thiên Chúa, là quyền năng cứu độ muôn người.
Thiên Chúa đã nhắc lại lời hứa của Ngài với ông Giacob, tổ phụ của mười hai chi tộc Ítraen. Trước khi chạm trán với anh mình là ông Êsau, ông Giacob đã vật lộn suốt đêm với một nhân vật huyền bí. Vị này không chịu nói tên, nhưng đã chúc phúc cho ông Giacob trước khi bỏ đi lúc bình minh. Truyền thống linh đạo của Hội Thánh đã xem trình thuật này là biểu tượng của việc cầu nguyện, xét như cuộc chiến đấu của đức tin và sự chiến thắng của lòng kiên trì.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2572 & 2573)
18    25     X     Thứ Hai. Tl 2,11-19; Mt 19,16-22.
Kỷ niệm ngày chịu chức linh mục 18/8/1988: Cha Augustinô Trần Ngọc Phan.
19    26     X     Thứ Ba. Tl 6,11-24a; Mt 19,23-30.
Thánh Gioan Êuđê, linh mục (Tr).
20    27     Tr     Thứ Tư. Thánh Bênađô, viện phụ, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
Tl 9,6-15; Mt 20,1-16a.
21    28     Tr     Thứ Năm. Thánh Piô X, giáo hoàng. Lễ nhớ. 
1Tx 2,2b-8; Ga 21,15-17.
Thánh Giuse Đặng Đình Viên, linh mục, tử đạo (Đ).
22    29     Tr     Thứ Sáu. Đức Maria Trinh Vương. Lễ nhớ.
Is 9,1-6; Lc 1,26-38.
Cha Tôma Phạm Văn Phương qua đời (2012).

Tháng Bảy Ất Tỵ (Đ)
23     1/7     X     Thứ Bảy. R 2,1-3.8-11;4,13-17; Mt 23,1-12.
Thánh Rosa Lima, trinh nữ (Tr).
Lễ Đức Mẹ trong ngày thứ Bảy (Tr).

               Xử thử (Mưa ngâu)
24      2     X     CHÚA NHẬT XXI THƯỜNG NIÊN. 
Thánh vịnh tuần I. Bài đọc Năm C.
Is 66,18-21; Dt 12,5-7.11-13; Lc 13,22-30.
Thánh Barthôlômêô, tông đồ.
Giáo xứ Bách Tính, Giáo Lạc và Ninh Sa chầu Thánh Thể.GIÁO HUẤN SỐ 37
ÔNG MÔSÊ VÀ LỜI CẦU NGUYỆN CỦA VỊ TRUNG GIAN 
Khi lời hứa bắt đầu được thực hiện (Vượt qua, Xuất hành, ban Lề luật và ký Giao ước) thì lời cầu nguyện của ông Môsê là hình ảnh nổi bật của lời kinh chuyển cầu sẽ được hoàn thành nơi “Đấng Trung Gian duy nhất giữa Thiên Chúa và loài người, là Chúa Giêsu Kitô” (1Tm 2,5).
Ở đây cũng vậy, Thiên Chúa đã đến trước. Ngài gọi ông Môsê từ giữa bụi cây đang cháy. Biến cố này trong truyền thống linh đạo Do Thái và Kitô Giáo sẽ tồn tại như một trong những hình ảnh hàng đầu về cầu nguyện. Thật vậy, nếu “Thiên Chúa của Ápraham, Thiên Chúa của Ixaác và Thiên Chúa của Giacob” kêu gọi tôi tớ Ngài là ông Môsê, đó là vì chính Ngài là Thiên Chúa hằng sống, Đấng muốn cho con người được sống. Ngài tỏ mình ra để cứu họ, nhưng Ngài không hành động đơn phương hoặc không đếm xỉa đến họ. Vì thế, Ngài gọi ông Mô-sê để sai ông đi, để ông cộng tác vào lòng trắc ẩn và công trình cứu độ của Ngài. Để sai ông đi, hầu như Thiên Chúa phải năn nỉ, và sau một tranh luận lâu dài, ông Môsê mới thuận theo ý muốn của Thiên Chúa Cứu Độ. Nhưng trong cuộc đối thoại này, Thiên Chúa đã tín nhiệm ông Môsê, còn ông Môsê thì học cho biết cầu nguyện: ông thoái thác, ông thắc mắc, và nhất là ông yêu cầu; và chính để đáp lại lời yêu cầu của ông mà Thiên Chúa đã bộc lộ cho ông Thánh Danh khôn tả của Ngài, Danh sẽ được mặc khải qua những kỳ công của Ngài.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2574 & 2575)
25    3     X     Thứ Hai. 1Tx 1,1-5.8b-10; Mt 23,13.15-22.
Thánh Giuse Calasanziô, linh mục (Tr).
Thánh Luđôvicô (Tr).
Thánh Louis IX, vua nước Pháp (Tr).
26    4     X     Thứ Ba. 1Tx 2,1-8; Mt 23,23-26.
Kỷ niệm ngày Đức cha Domingo Marti Gia qua đời (1852).
Cha Gioakim Ngô Minh Mạnh qua đời (2022).
27    5     Tr     Thứ Tư. Thánh nữ Mônica. Lễ nhớ.
Hc 26,1-4.13-16; Lc 7,11-17.
28       6     Tr     Thứ Năm. Thánh Augustinô, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ. 
1Ga 4,7-16; Mt 23,8-12.
Bổn Mạng: Cha Augustinô Lưu Viết Cẩn; Cha Augustinô Trần Văn Đông; Cha Augustinô Trần Ngọc Phan.
29    7        Đ      Thứ Sáu. Thánh Gioan Tẩy Giả bị trảm quyết. Lễ nhớ.
Gr 1,17-19; Mc 6,17-29.
Giáo họ Phú Văn (Văn Giáo) chầu Thánh Thể.
30    8     X     Thứ Bảy. 1Tx 4,9-11; Mt 25,14-30.
Lễ Đức Mẹ trong ngày thứ Bảy (tr).
31    9     X     CHÚA NHẬT XXII THƯỜNG NIÊN. 
Thánh vịnh tuần II. Bài đọc Năm C.
Hc 3,17-18.20.28-29; Dt 12,18-19.22-24a; Lc 14,1.7-14.
Giáo xứ Hưng Nhượng, Phú Hóa và Chương Nghĩa chầu Thánh Thể.

GIÁO HUẤN SỐ 38
ÔNG MÔSÊ VÀ LỜI CẦU NGUYỆN CỦA VỊ TRUNG GIAN 
“Thiên Chúa đàm đạo với ông Môsê, mặt giáp mặt, như hai người bạn với nhau” (Xh 33,11). Cách cầu nguyện của ông Môsê là khuôn mẫu của việc cầu nguyện chiêm niệm, nhờ đó người tôi tớ của Thiên Chúa mới trung thành với sứ mạng của mình. Ông Môsê “nói chuyện” thường xuyên và lâu giờ với Chúa, khi ông lên núi để lắng nghe và cầu khẩn Ngài, khi ông xuống gặp dân để nói lại cho họ những lời của Thiên Chúa và để hướng dẫn họ. “Trong toàn thể nhà của Ta, Môsê là người trung thành nhất! Thật vậy, Ta nói với nó trực diện, nhãn tiền” (Ds 12,7-8), vì “ông Môsê là người hiền lành nhất đời” (Ds 12,3).
Nhờ sống thân mật với Thiên Chúa thành tín, chậm giận và giàu lòng thương xót, ông Môsê đã kín múc được sức mạnh và sự kiên trì để chuyển cầu cho dân. Ông không cầu xin cho bản thân, nhưng cho dân mà Thiên Chúa đã thủ đắc làm dân riêng của Ngài. Ông Môsê đã chuyển cầu trong cuộc chiến với người Amalec, và đã chuyển cầu cho cô Myriam được chữa lành. Nhưng nhất là sau khi dân bội giáo, ông đã “đem thân cản lối” trước nhan Thiên Chúa (Tv 106,23) để cứu dân. Các lý lẽ trong lời cầu nguyện của ông Mô-sê (lời chuyển cầu cũng là một cuộc chiến nhiệm mầu) sẽ gợi hứng cho sự bạo dạn của những người cầu nguyện thời danh trong dân Do-thái cũng như trong Hội Thánh: Thiên Chúa là tình yêu, nên Ngài cũng công bằng và thành tín. Ngài không thể mâu thuẫn với chính mình, nên Ngài phải nhớ lại các kỳ công của Ngài; vì vinh quang của Ngài, Ngài không thể bỏ rơi dân tộc mang Danh của Ngài.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2576 & 2577)

Tin Giáo Xứ

Tin Gp. Bùi Chu

Tin Giáo hội Việt Nam

Tin Giáo hội Hoàn Vũ