1. Cơ cấu và đặc điểm dân cư

Dân cư làng Xuân Dục sống tập trung thành một vùng rộng lớn. Điều này tạo điều kiện Hận lợi cho việc giao lưu và phát triển về kinh tế, văn hoá của làng; cũng như tạo nên tinh thần đoàn kết và sức mạnh của làng. 

Bán xe Xuân Dục sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước. Bên cạnh đó còn kết hợp với việc phát triển làng nghề dệt chiếu và trồng cây cảnh, đã tạo nên một sự vững chắc cho kinh tế của làng. 

Nhờ việc giao lưu với các vùng bên cạnh như các xã của huyện Hải Hậu, Xuân Trường mà dân cư trong làng có cái nhìn nhạy bén về thời cuộc, mức sống và dân trí được đẩy cao 

Theo số liệu thống kê, dân số của Xuân Dục năm 1916 là 1606 người. Đến năm 2000 là 2984 người, tăng 1378 người, tăng 53,8% so với năm 1916. Đến năm 2012 dân số của Xuân Dục là 3712 người, tăng 728 người, tăng 80,3% so với năm 2000. Mật độ phân bố dân cư của Xuân Dục khá đồng đều trên diện tích đất thổ cư của làng. Điều này tạo nên sự ổn định về nhu cầu nhà ở của người dân Xuân Dục.

Năm 1873 (năm Quý Dậu) niên hiệu Tự Đức thứ 26, ấp Xuân Dục đã được đưa lên thành xã. Sự thay đổi này đã dẫn tới sự thay đổi về cơ sở hành chính trong làng, cụ thể: 

  •  Đình làng: Là nơi để hội họp, điều hành công việc trong xã. Ngôi đình đầu tiên được toạ lạc trên cơ sở phía Nam của làng, do bà Hậu Thiên cúng. Đến năm 1925, thời ông Cựu Khoan làm lý tưởng, ngôi đình thứ hai được dựng lên hoàn toàn bằng gỗ lim, lợp ngói rất khang trang. Đến năm 1957, thì đình được di dời thành nhà quán ở phía Nam cuối nhà thờ. Đến năm 1993, khi xây nhà thờ đã cho hạ giải. 
  •  Bốn Giáp và Đinh Giáp: Khi dân số đã động và nhiều công việc, tập thể làng, xã không giải quyết hết được nên đã phân xã thành giáp. Giáp thường phân ra theo dòng họ và khu vực. Theo đó, làng được chia thành bốn giáp như sau: 

+ Nhân Nghĩa Giáp: Đình giáp được xây dựng ở việt Tây, phía may cuối dong thứ năm, nay là thổ anh Huy xóm 5. 

+ Lễ Trí Giáp: Đình giáp được xây dựng ở vệt Đông, cạnh cầu đá đầu làng, nay là thổ ông Phiêu. 

+ Trung Tín Giáp: Đình giáp được xây dựng ở vệt Đông, dong thứ sáu cuối làng, nay là thổ ông Thinh xóm 2. 

+ Kế Thiện Giáp: Đình giáp được xây dựng năm 1915, ở phía Tây Bắc làng, nay là thổ ông Ân xóm 3. 

  • Cổng làng và bốn điếm canh : Để giữ gìn và bảo vệ an ninh, dân làng đã xây dựng bốn góc làng bốn điếm canh. Mỗi chiếc rộng 3m, dài 4m. Nơi đây, đội tuần có thể hoạt động. Phía Tây giáp Kế Thiện có xây cổng làng với hai cột trụ cao 6m, mỗi bên có cánh gà. Cổng làng ban ngày thì mở cửa cho nhân dân đi làm ăn, tôi đến thì đóng lại. Ngoài ra, còn có lỗ chui, vì trộm cắp nhiều nên quanh làng đều vây kín, chỉ để có cửa nhỏ một người chui lọt và chi cho người ra vào khi biết đó là người quen. 

Vào khoảng năm 1955, xã hội phân chia theo khu vực, làng Xuân Dục và khu vực, làng Xuân Dục được phân chia thành 5 xóm như ngày nay. Ranh giới giữa các xóm như sau: 

  • Xóm 1:Ở phía Đông đầu làng, từ dong đầu làng đến áp dong thứ thứ ba.
  • Xóm 2: Ở phía Đông, từ dong thứ ba đến hết phía Nam (vệt Đông) của làng. 
  • Xóm 3:Ở phía Tây, từ dong đầu làng đến dong thứ hai đổ về phía Bắc.
  •  Xóm 4: Ở phía Tây, từ dong thứ hai đổ về nam cho đến dong thứ tư.
  • Xóm 5: Ở phía Tây, từ dong thứ năm cho đến hết phía Nam (vệt Tây) của làng.

Xuân Dục thuộc khu vực phía Đông Bắc Bộ, nên đặc điểm thời tiết của Xuân Dục là khí hậu nhiệt đới gió mùa. 

 Đất đai của Xuân Dục chủ yếu là đất phù sa màu mỡ, được bồi đắp của con sông Ninh Cơ (một nhánh của sông Hồng), kết hợp với khí hậu nhiệt đới gió mùa, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp của làng, đặc biệt là cây lúa nước. 

Nguồn nước của Xuân Dục là nước ngọt, khá dồi dào và phong phú, kết hợp với hệ thống sông ngòi phân bố hợp lí, đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế cũng như đời sống của làng. 

Như vậy, đất đai Xuân Dục được dòng sông Ninh Cơ và đường Quốc lộ 21 rộng tay ôm ấp, vừa tạo nên sức sống dồi dào từ của nguồn nước sông Ninh cơ, vừa thuận tiện việc giao thông đi lại của trục đường 21 đem lại. 

Có thể nói, Xuân Dục là mảnh đất “chảy sữa và mật” mà Thiên Chúa đã ban tặng cho người dân nơi đây.

Bài tiếp theo:

  • 71.856