10. Giai đoạn phục hồi từ năm 1947- 1993
Năm 1947 Cha Gio an kim Vũ Cao Đường đi xứ, Cha già Giu- Se Vũ Quang Nhật về nhận xứ, cụ trùm Ry còn đương nhiệm. Lúc này, Xuân Dục không còn là xã nữa, mà xã Lạc Quần, xã Nghĩa Xá, xã Xuân Dục cộng ba xã thành xã Xuân Lạc Nghĩa. Xã Xuân Lạc Nghĩa Thuộc huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định
Cha tiếp tục công việc đúc chuông, đúc 3 quả chuông; quả thứ nhất đường kính 0.76 m chiều cao 0.60m; quả thứ hai do ông bà trùm Ngọ cúng, đường kính 0.48m, cao 0.39m; còn quả nhỏ nhất làm chuông báo
Khi đưa chuông về, cha tổ chức làm phép chuông, có các ông bà đỡ đầu là cụ trùm Trụ, bà trùm Xiển, ông bà trùm Ngọ. Mọi người kéo chuông lên tháp, tiếng chuông ngân vang khắp Giáo xứ, không còn tiếng chuông Nam boong boong, sử dụng thuận tiện, chỉ đứng dưới kéo thôi, không phải trèo thang lên tháp dùng vồ mà đánh
Năm 1950 cha hô hào sửa lại nhà thờ họ giáo Hưng Nhân
Năm 1951 cha cổ động làm lại toà chính và bàn thờ đã cũ, cha cố Vũ Cao Đường đã có câu “ Nhìn vào cung thánh mọi nơi tối mù”. Toà làm theo mẫu mới bằng gỗ dổi, sơn son thiếp vàng. Cùng thời gian này, giáo xứ nhận được quả chuông cha Thiện đặt bên Pháp năm 1940, nhận chuông ở Bùi Chu, có đường kính 0.68m, cao 0.54m
Năm 1953 để mở rộng sân khấu cuối nhà thờ, cha cho rỡ quán cư, lấy gỗ đóng ghế, bởi thế nhà thờ có ghế ngồi
Năm 1954, sau 9 năm kháng chiến chống Pháp, kết thúc bằng hiệp nghị Giơ-ne -vơ, đất nước lại chia hai miền Bắc Nam, vì cuộc sống riêng, một số gia đình bà con Xuân Dục lại đi vào Nam lập nghiệp.
Cùng giúp việc giáo xứ với Cha già Nhật, có thầy Tín, thầy Cận, thầy Nhuần. Thầy Nhuần quê Xuân Dục, con ông bà cố Thuần. Thầy tạ thế ngày 15 tháng11 năm 1982 tại Xuân Dục, thầy được an nghỉ tại trung tâm Nghĩa địa Xuân Dục
Cha già Nhật nhận xứ 10 năm, đổi xuống Quỹ Nhất. Thời gian Cha ở, trong thời gian Cải cách ruộng đất, cũng gặp nhiều khó khan. Người là vị linh mục đạo đức, hiền lành, nhiệt tình với giáo dân, đức tinh của Người con in sâu trong tâm trí của giáo dân Xuân Dục
Thổ nhà xứ năm 1945 mua của gia đình các ông; Nguyễn Văn Thảo, ông Mai Văn Lịch, ông Nguyễn Văn Ngoạn, chủ đích đưa nhà xứ lên đầu nhà thờ. Song sau cải cách ruộng đất bị phân tán hết.
Sau cải cách ruộng đất 1957, xã Xuân Lạc Nghĩa chia thành hai xã; Xuân Lạc và Xuân nghĩa. Xã Xuân Lạc gồm thôn Lạc quần cộng với xóm Tân Hoà ( thuộc xã Xuân Kiên), còn xã Xuân Nghĩa gồm; Thôn Nghĩa Xá, thôn Xuân Dục và thôn Hưng Nhân ( trước là Giáp Nhì Thuộc Lạc Nam cũ )
Đầu năm 1957 trong thời gian sửa sai Cải cách ruộng đất, Cha Đa Minh Nguyễn Đức Vinh về nhận xứ. Cha đảm nhận năm xứ gồm; Trung Thành, Hưng Nghĩa, Xuân Dục, Phú Hải, Hải Nhuận. Tuy Cha ở chính xứ Trung Thành, nhưng Cha vẫn ở luân phiên mỗi xứ một tuần để tiện công việc mục vụ.
Năm 1957, Cha cùng bà con giáo dân đưa ngôi đình làng về làm nhà quán ở phía Đông bắc cuối nhà thờ (ngôi đình đã nói ở trên)
Ngôi nhà hướng Nam sau nhà chính bị hỏng, cha cùng giáo xứ xây lại ngôi nhà 8 gian lợp ngói tây, hiện nay còn đang xử dụng. Thời gian từ năm 1953 đến năm 1962 có cụ trùm Vinh Sơn Nguyễn Văn Ngọ và cụ trùm Vinh Sơn Nguyễn Văn Thạnh.
Năm 1964, cha xây dựng nhà phòng họ Giáo Hưng Nhân. Lúc này, nhà thờ họ giáo bị hư hại nặng, phải hạ giải mà không cò điều kiện tái thiết, nên nhà phòng Cha làm trở nên nơi thờ phượng Chúa của họ Hưng Nhân. Trùm chánh Giáo xứ khi đó là cụ Vinh Sơn Nguyễn Văn Xiển
Năm 1968, về hành chính: hai xã ; Xuân Lạc, xã Xuân Nghĩa lại hợp nhất lại thành xã Xuân Ninh gồm các thôn; Lạc Quần, Nghĩa Xá, Hưng Nhân, Xuân Dục.
Năm 1974, ngôi nhà chính 7 gian lợp bổi đã xuống cấp, được chính quyền cho phép xây ngôi nhà Hình chữ H, năm gian. Thời gian này, cụ trùm Bi và cụ trùm Mạnh làm trùm chánh.
Vào thập kỷ 70-80 Thế kỷ 20, chính sách Hợp tác xã nông nghiệp đanh thịnh hành, không còn sinh hoạt phe giáp nữa. Hợp tác xã đã lấy các ngôi đình Giáp làm kho, cho các đội sản xuất. Cuối thập kỷ 90 khi có chính sách đổi mới theo nghị quyết 10 của Đảng, ông Nguyễn Văn Ninh làm tổng bí thư, hợp tác không làm tập trung nữa, mà chia ruộng cho từng hộ, các đình lấy làm kho Hợp tác thì rỡ bỏ, đất thì cấp thổ cư cho các gia đình làm nhà ở ( như đã nói ở phần trên)
Cũng thời gian này, ba chiếc cầu đá; đầu làng, giữa làng, cuối làng, chiếc cầu giữa làng và cuối làng bị hỏng, chiếc đầu làng còn nguyên vẹn, nó mang dáng văn hoá cổ kính, có lan can hai bên, bốn góc bốn cột trụ. Khi hai huyện Xuân Trường và Giao Thuỷ sáp nhập thành huyện Xuân Thuỷ, đã yêu cầu chuyển về vườn cây và ao cá Bác Hồ tại trung tâm huyện Giao Thuỷ và thay thế vào cho Xuân Dục chiếc cầu bê tông. Hai cầu giữa làng và cuối làng cũng thay bằng hai cầu bê tông, còn cầu phía may thẳng vào nhà xứ khi xây dựng Thánh đường 1997 để cân xứng cảnh quan, tiện việc đi lại và khi có cuộc lễ lớn. Trên sông giữa ngày nay có tất cả là tám cây cầu, việc đi lại từ Đông sang Tây rất thuận tiện
Sau năm 1975, chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất hai miền Bắc Nam. Hưởng ứng chính sách Đi vùng kinh tế mới, Xuân Dục lại có nhiều gia đình vào Nam lập nghiệp tại các vùng; Song Vĩnh thuộc xã Phước Hoà, huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa Vũng tàu; vùng Thọ Lâm, Phú Bình xã Phú Thanh huyện Phú Tân tỉnh Đồng Nai
Mặc dù lập nghiệp ở các địa phương khác, nhưng người con Xuân Dục không bao giờ quên mảnh đất quê hương mẹ, nơi tổ tiên đã sinh ra mình, nơi chôn nhau cắt rốn. Tại các điểm này đã lập ban Đồng hương, nhằm tương than, tương ái, giúp đỡ nhau khi trong gia đình có người quá cố, có công to việc lớn như cưới hỏi, nhất là hằng năm đến ngày kính lễ thánh Vinh Sơn quan thầy- ngày 5 tháng 4 và lễ kính thánh tổ Guse Hiền- ngày 24 tháng 7 hằng năm, bà con cùng họp nhau kính lễ liên hoan vui vẻ (các cơ sở đồng hương nói ở phần sau).
Đến năm 1981, cha Đa Minh Nguyễn Đức Vinh vì lý do sức khoẻ, không đi lại được, nên ngài chỉ ở xứ Trung Thành. Cha coi sóc Xuân Dục là 24 năm, những công việc, hoạt động mục vụ của Cha trong thời gian này cũng gặp rất nhiều khó khan, song Cha cũng để lại nhiều nét sâu đậm cho giáo dân, nhất là nhiều bài thơ ca giáo lý dễ thuộc, dễ hiểu vẫn còn truyền lại đến ngày nay. Cha qua đời năm 1985 tại Giáo xứ Trung Thành. Cha Tô Ma Phạm Tri Phương thay cha Đa Minh Vinh khi Người chỉ ở Trung Thành không về được. Thời Cha Phương về thay từ năm 1982 đến năm 1983 thì chuyển. Năm 1984 Chính Đức Cha Giáo phận Giuse Vũ Duy Nhất về coi sóc giáo dân. Thường tối Chúa nhật về dâng lễ, nghỉ đêm tại giáo xứ, sáng thứ hai Đức Cha về toà Giám mục.
Ngày 03/12/1985. Cha Đa Minh Phạm Ngọc Tiên về nhận hai miền; Trung Thành Có các xứ: Trung Thành, Kim Thành, Xuân Dục, Hưng Nghĩa, Phú Hải và Hải Nhuận. ; Miền Quần Phương có các xứ: Quần Phương, Triệu Thông, Giáp Nam, Phạm Pháo, Hai Giáp, Phạm Rỵ, cộng 11 xứ. Đến năm 1988 cha chuyển về coi hẳn miền Quần Phương
Ngày 6/6/1988 Cha Phao Lô Vũ Minh Hoà về coi miền Trung Thành, trong đó có xứ Xuân Dục từ năm 1988 đến năm 1990, Cha Hoà đổi xứ, trong thời gian này, theo tinh thần chung của Giáo phận: Thành lập Giới trẻ và hội khấn các trẻ em, khi các em chưa xưng tội lần đầu để tập tành học kinh và giáo lý
Năm 1990, Cha Giuse Phạm Khắc Thẩm về nhận miền Trung Thành, trong đó có xứ Xuân Dục.
Năm 1993 theo nhu cầu gần 4000 giáo dân, mà nhà thờ làm lần thứ Hai diện tích hẹp, xin được phép nhà nước, cho kiến tạo ngôi thánh đường rộng hơn, đáp ứng với số giáo dân. Cha cùng bà con giáo dân khởi công hạ giải nhà thờ cũ, hạ móng nhà thờ mới, xây trường đến khi nhà thờ mới cất lợp, Cha chuyển về Trung Thành
Nhà thờ họ giáo Hưng Nhân cũng xây dựng đã làm xong móng, đến ngày 23/8/1996 Cha Thẩm chuyển xứ. Thời gian này cụ Vinh Sơn Nguyễn Văn Tăng làm chánh xứ.