1. Hình thành đất Xuân Dục

Năm 1428 Lê Thái Tổ đuổi được quân Minh, đem lại độc lập cho đất nước.

Lúc đầu, nhà vua trăm công nghìn việc khi đất nước mới độc lập, song việc đầu tiên là lo cái ăn cho dân để ổn định đất nước.

Ngày 15 tháng 12 Kỷ Dậu (1429), nhà vua hạ chiếu khuyến nông. Trong Chiếu khuyên nhân dân cày cấy, khai hoang, phá hoá, mở mang ruộng đồng. Xã nào có ruộng đất bỏ hoang, thì nhà vua cho phép các quan cho người xã khác khai khẩn thành ruộng, vườn. Người bản xã không được chiếm lấy mà bỏ hoang, ai trái lệnh thì bắt tội.

Được sự khuyến khích, cổ vũ của nhà vua nên ông Trần trọng Hiếu (Trần vũ), cháu 11 đời Hưng Đạo Vương, người từng trông nom Lăng mộ nhà Trần ở Tức Mạc (Nam Định), đưa nhân dân  từ Tương Đông thuộc huyện Tây Chân (nay là Trực Ninh) qua đồ Lạch Lác, đến xóm Phú Cường ( Hải Trung), lập thành tổng Quần Anh. Đồng thời tổ  tiên các làng Quần Mông, Kiên Lao, Trà Hải và dân miền Giao Thuỷ xuống khai phá lấn biển về phía Đông Nam, lập thành tổng Kiên Trung. Xuân Dục ta nằm giữa hai tổng đó.

Thời vua Lê thánh Tông niên hiệu Hồng Đức  ( 1470-1497 ) huy động dân binh đắp đê các tỉnh Quảng Ninh, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, nhân đó tổ khai sáng các dòng họ tập trung sức người, sức của đắp đê từ Yên Định đến Ninh Cường  để ngăn nước mặn (gọi là đê Hồng Đức nay là đường 56 )

Đến năm Tân Mùi niên hiệu Hồng thuận thứ 3 (1511), việc khai hoang vùng này căn bản hoàn thành. Cầu quán, đình chùa xây dựng khang trang. Giữa vùng khai hoang lập thành 10 ấp từ ấp số 1 đến số 10, quanh vùng ấp, lập 4 thôn: thôn Tây Cường, thôn Bắc Cường, thôn Đông Cường và thôn Nam Cường

          Bên ngoài khu dân cư còn có khu Cồn Quay, Cồn Bẹ. Ấp Xuân Dục ban đầu có tên gọi là Quần Muống, sau gọi là Quần Mông thuộc làng  Lạc Quần ngày nay.

Trước năm 1800 khi chưa thành lập huyện Hải Hậu, tổng Quần Anh vẫn nộp thuế về huyện Trực Ninh

Tổng Kiên Trung nộp thuế về huyện Giao Thuỷ, tên làng Lạc Quần có từ năm Vĩnh Hựu thứ 4 (1738)Triều đại vua Lê Y Tông

Trước năm 1800, người các nơi như Lạc Quần, Kiên Lao, Trà Lũ ,Ngọc Cục, Thái Bình và nhiều nơi khác thuộc các dòng họ Mai, Nguyễn, Ngô, Phạm, Đinh, Phan, Đỗ, Hoàng, Vũ, Trần, một số đã về đây chung lưng đấu cật khai hoang phá hoá, bạt gò san lấp bùn lầy, phá sú vẹt, thay chua rửa mặn, để mở mang ruộng đồng. Ông cha ta đã gặp biết bao khó khăn gian khổ vất vả, đổ biết bao mồ hôi công sức để cải tạo ,tích cực bảo vệ đất đai đã khai hoang, không để người khác lấn chiếm.

          Khi đất đai chưa phân điền đỗi, việc chọn chỗ ở tuỳ tiện, nên gần sông Ninh Cơ giáp thôn An Ninh lẻ tẻ cũng có người ở, thời gian sau chuyển cả về làng, nên khu vực ấy gọi là khu ruộng Thổ hoang (thuộc vùng 6 ngày nay )

Theo sử liệu, dòng họ Mai làng Lạc quần, một dòng họ đông người có chí, biết tập hợp sức người sức của, huy động dân đinh, lấn biển khai hoang, thi đua cùng với họ Nguyễn tổng Quần Anh, họ Đinh tổng Kiên Trung mở mang đất đai xuống phía nam.

Trong những người từ Lạc quần xuống Xuân Dục có: cụ Mai Văn Trang, Tổ 58; cụ Cai Văn, con cụ Mai khắc Tuấn họ tổ 59; Lại có cụ Tú Đức họ Đỗ. Bước đầu xuống khai phá, thấy gian nan vất vả bỏ nhiều công sức, của cải mà kết quả không được là bao, nên cụ Tú Đức chán nản, bỏ cuộc, chuyển xuống Nghĩa Hưng. Còn lại, cụ Trưởng Trang và cụ Cai Văn vẫn kiên trì cố gắng, không sờn lòng nản chí, đang lúc khó khăn, không may cụ trưởng Trang lại mắc vạ oan, không ai minh oan cho được. Nghe tin cha thánh Hiền, là người hiền đức, có uy tin có tài năng và thế lực lúc bấy giờ. Cụ đến Kiên Lao nhờ cha thánh Hiền xin Người thương giúp. Cha thấy cụ bị oan, nên tận tình giúp đỡ, nhờ đó cụ được tai qua nạn khỏi.

Cụ Trưởng Trang và cụ Cai Văn  thấy Cha thánh là người có đủ tài năng, đạo đức, khoan dung độ lượng, có tấm lòng vị tha, giúp người nghèo khó, thương người hoạn nạn, khuyên mọi người ăn ở yêu thương nhau như anh em, nên đã cảm hoá các cụ và nhân dân lúc bấy giờ, xin đón nhận Phúc âm  Chúa.

Bài tiếp theo:

  • 71.856