THÁNG BẢY
THÁNG KÍNH CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
Cầu nguyện cho việc rèn luyện khả năng phân định: Chúng ta hãy cầu nguyện để chúng ta luôn biết phân định, chọn lựa con đường của sự sống, biết bỏ đi những gì làm chúng ta xa Chúa Kitô và Tin Mừng.1/7 7/6 X Thứ Ba. St 19,15-29; Mt 8,23-27.
Cha Phêrô Lê Hoàng Thang qua đời (1993).
Kỷ niệm ngày chịu chức linh mục 01/7/2007: Cha Giuse Vũ Tiến Tặng.
2 8 X Thứ Tư đầu tháng. St 21,5.8-20; Mt 8,28-34. Ngày sùng kính Thánh Giuse.
3 9 Đ Thứ Năm đầu tháng. THÁNH TÔMA TÔNG ĐỒ. Lễ kính.
Ep 2,19-22; Ga 20,24-29.
Thánh Philipphê Phan Văn Minh, linh mục, tử đạo.
Ngày cầu cho các linh mục.
Bổn Mạng: Cha Tôma Trần Mạnh Trí; Cha Tôma Trần Mạnh Phán.
4 10 X Thứ Sáu đầu tháng.
St 23,1-4.19;24,1-8.62-67; Mt 9,9-13.
Thánh nữ Êlisabeth Bồ Đào Nha (Tr). Thánh Giuse Nguyễn Đình Uyển, thầy giảng, tử đạo (Đ).
Ngày đền tạ Thánh Tâm Chúa Giêsu.
5 11 X Thứ Bảy đầu tháng.
St 27,1-5.15-29; Mt 9,14-17.
Thánh Antôn Maria Dacaria, linh mục (Tr).
Ngày đền tạ Trái Tim vẹn sạch Đức Mẹ (Tr).
6 12 X CHÚA NHẬT ĐẦU THÁNG, XIV THƯỜNG NIÊN.
Thánh vịnh tuần II. Bài đọc Năm C.
Is 66,10-14c; Gl 6,14-18; Lc 10,1-12.17-20 (hoặc Lc 10,1-9)
Thánh Maria Goretti, trinh nữ, tử đạo.
Cha Vinhsơn Nguyễn Tốt Nghiệp qua đời (2013).
Giáo xứ Trùng Phương và Minh Đường chầu Thánh Thể.
GIÁO HUẤN SỐ 30
CẦU NGUYỆN XÉT NHƯ GIAO ƯỚC
Lời cầu nguyện của con người xuất phát từ đâu? Cho dù cầu nguyện được diễn tả cách nào (qua cử chỉ và lời nói), cũng là trọn cả con người cầu nguyện. Nhưng để chỉ nơi xuất phát việc cầu nguyện, Sách Thánh đôi khi nói đến linh hồn hoặc tinh thần, nhưng thường nhất – hơn một nghìn lần – nói đến trái tim. Chính trái tim cầu nguyện. Nếu trái tim vẫn còn xa Thiên Chúa, thì lời cầu nguyện là vô ích.
Trái tim là nơi ta ở, nơi ta cư ngụ (theo cách nói của người Sêmít hay của Thánh Kinh: nơi ta “bước xuống”). Trái tim là nơi thầm kín của chúng ta mà lý trí của chúng ta cũng như của kẻ khác không thể thấu hiểu được; chỉ có Thần Khí Thiên Chúa có thể thăm dò và biết được nó. Trái tim là nơi diễn ra quyết định, trong cõi sâu thẳm nhất của các xu hướng tâm thần của chúng ta. Đó là nơi của chân lý, nơi chúng ta chọn lựa giữa sự sống và sự chết. Đó cũng chính là nơi để gặp gỡ, bởi vì chúng ta được dựng nên theo hình ảnh Thiên Chúa, nên chúng ta sống (là sống) trong tương quan: trái tim là nơi của giao ước.
Cầu nguyện Kitô Giáo là một tương quan giao ước giữa Thiên Chúa và con người trong Đức Kitô. Đó là hành động của Thiên Chúa và hành động của con người. Lời cầu nguyện xuất phát từ Chúa Thánh Thần và từ chúng ta, hoàn toàn hướng về Chúa Cha, trong sự kết hợp với ý chí nhân loại của Con Thiên Chúa làm người.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2562, 2563 & 2564)
7 13 X Thứ Hai. St 28,10-22a; Mt 9,18-26.
St 32,22-32 (hoặc St 32,23-33); Mt 9,32-38.
9 15 X Thứ Tư. St 41,55-57;42,5-7.17-24a; Mt 10,1-7. Thánh Augustinô Zhao Rong, linh mục và các bạn tử đạo (Đ).
10 16 X Thứ Năm.
St 44,18-21.23b-29;45,1-5; Mt 10,6-15.
Thánh Phêrô Nguyễn Khắc Tự, thầy giảng; Thánh Antôn Nguyễn Hữu Quỳnh (Năm), giáo dân, tử đạo (Đ).
11 17 Tr Thứ Sáu. Thánh Bênêđictô, viện phụ. Lễ nhớ.
Cn 2,1-9; Mt 19,27-29.
12 18 X Thứ Bảy. St 49,29-32; 50,15-26a; Mt 10,24-33.
Kỷ niệm ngày Đức cha Thánh Y (Ignatius Delgado) tử đạo (1838).
Đức Cha Thánh Y, giám mục, thánh Phêrô Hoàng Khanh, linh mục và thánh Anê Lê Thị Thành, giáo dân, tử đạo (Đ).
Lễ Đức Mẹ trong ngày thứ Bảy (Tr).
13 19 X CHÚA NHẬT XV THƯỜNG NIÊN.
Thánh vịnh tuần III. Bài đọc Năm C. Đnl 30,10-14; Cl 1,15-20; Lc 10,25-37.
Thánh Henricô.
Giáo xứ Đồng Tâm và Tây Thành (Chỉ Thiện) chầu Thánh Thể.GIÁO HUẤN SỐ 31
CẦU NGUYỆN XÉT NHƯ HIỆP THÔNG
Trong Giao Ước Mới, cầu nguyện là mối tương quan sống động của con cái Thiên Chúa với Cha vô cùng nhân hậu của mình, với Con của Ngài là Chúa Giêsu Kitô và với Chúa Thánh Thần. Ân sủng của Nước Trời là “sự kết hợp của toàn thể Ba Ngôi Chí Thánh… với toàn thể tâm trí con người”. Như vậy, sống cầu nguyện là luôn sống trong sự hiện diện của Thiên Chúa Chí Thánh và trong sự hiệp thông với Ngài. Việc hiệp thông sự sống này lúc nào cũng có thể thực hiện được, vì nhờ bí tích Rửa Tội, chúng ta đã nên một với Đức Kitô. Sự cầu nguyện mang đặc tính Kitô Giáo khi đó là sự hiệp thông với Đức Kitô và được triển nở trong Hội Thánh là Thân Thể Người. Các chiều kích của cầu nguyện cũng chính là những chiều kích của tình yêu Đức Kitô.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2565)
14 20 X Thứ Hai. Xh 1,8-14.22; Mt 10,34-11,1.
Thánh Camilô Lellis, linh mục (Tr).
15 21 Tr Thứ Ba. Thánh Bônaventura, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh. Lễ nhớ.
Xh 2,1-15a; Mt 11,20-24.
Thánh Phêrô Nguyễn Bá Tuần, linh mục và thánh Anrê Nguyễn Kim Thông (Năm Thuông), giáo dân, tử đạo (Đ).
16 22 X Thứ Tư. Xh 3,1-6.9-12; Mt 11,25-27.
Đức Mẹ núi Carmêlô (Tr).
Kỷ niệm ngày chịu chức linh mục 16/7/1987: Cha Phêrô Nguyễn Đức Long.
17 23 X Thứ Năm. Xh 3,13-20; Mt 11,28-30.
18 24 X Thứ Sáu. Xh 11,10-12,14; Mt 12,1-8.
Thánh Đaminh Đinh Đạt, giáo dân, tử đạo (Đ).
19 25 X Thứ Bảy. Xh 12,37-42; Mt 12,14-21.
Lễ Đức Mẹ trong ngày thứ Bảy (Tr).
Dòng Thừa Sai Đức Mẹ Trinh Vương chầu Thánh Thể.
20 26 X CHÚA NHẬT XVI THƯỜNG NIÊN.
Thánh vịnh tuần IV. Bài đọc Năm C.
St 18,1-10a; Cl 1,24-28; Lc 10,38-42.
Kỷ niệm ngày Đức cha Thánh An (Diaz Sanjuro) bị xử trảm (1857).
Thánh Apôllinarê, giám mục, tử đạo.
Đức cha Thánh An, tử đạo.
Giáo xứ Nam Điền, Ngọc Tiên và giáo họ An Lộc (Quần Phương) chầu Thánh Thể.
GIÁO HUẤN SỐ 32
MỌI NGƯỜI ĐƯỢC KÊU GỌI CẦU NGUYỆN
Con người đi tìm Thiên Chúa. Khi tạo dựng, Thiên Chúa kêu gọi mọi hữu thể từ hư vô bước vào hiện hữu. “Vì được ban vinh quang và danh dự làm mũ triều thiên”, con người, sau các Thiên thần, có khả năng nhận biết “Danh Chúa lẫy lừng trên khắp địa cầu.” Thậm chí sau khi đã đánh mất vẻ giống như Thiên Chúa vì phạm tội, con người vẫn còn mang hình ảnh của Đấng Tạo Hóa. Con người vẫn duy trì sự khao khát Thiên Chúa, Đấng đã làm cho họ hiện hữu. Mọi tôn giáo đều làm chứng cho sự tìm kiếm căn bản này của con người.
Thiên Chúa kêu gọi con người trước. Dù con người quên lãng Đấng Tạo hóa của mình hay trốn xa nhan Ngài, dù họ chạy theo các ngẫu tượng của mình hay than trách Thiên Chúa đã bỏ rơi họ, Thiên Chúa hằng sống và chân thật vẫn không ngừng kêu gọi từng người đến gặp Ngài cách huyền nhiệm trong việc cầu nguyện. Trong việc cầu nguyện, bước tình yêu của Thiên Chúa trung tín luôn là bước đầu tiên, còn bước của con người luôn là lời đáp lại. Cũng như Thiên Chúa tự mặc khải và mặc khải cho con người biết về chính họ, thì việc cầu nguyện cũng xuất hiện như một lời kêu gọi hỗ tương, như một thảm trạng của Giao Ước. Qua lời nói và hành động, thảm trạng này thúc giục trái tim. Thảm trạng đó được tỏ cho thấy trong suốt lịch sử cứu độ.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2566 & 2567)
21 27 X Thứ Hai. Xh 14,5-18; Mt 12,38-42.
Thánh Laurensô Brinđisi, linh mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr).
22 28 Tr Thứ Ba. THÁNH MARIA MAĐALÊNA. Lễ kính.
Dc 3,1-4a (hoặc 2 Cor 5,14-17); Ga 20,1-2.11-18.
Thánh Brigitta, nữ tu (Tr).
24 30 X Thứ Năm. Xh 19,1-2.9-11.16-20b; Mt 13,10-17.
Thánh Sarbêliô Makhluf, linh mục (Tr).
Thánh Giuse Hiền (Fernandez), linh mục, tử đạo (Đ).
Tháng Sáu Ất Tỵ (T)
25 1/6 Đ Thứ Sáu. THÁNH GIACÔBÊ TÔNG ĐỒ. Lễ kính
2Cr 4,7-15; Mt 20,20-28.
Cha Đaminh Phan Kim Bảng qua đời (1990).
26 2 Tr Thứ Bảy. Thánh Gioakim và thánh Anna, song thân Đức Trinh Nữ Maria. Lễ nhớ.
Hc 44, 1.10-15; Mt 13,16-17.
Giáo họ Đông Đường (Tân Cường) chầu Thánh Thể.
Bổn Mạng: Cha Gioakim Lâm Văn Năm; Cha Gioakim Nguyễn Văn Tường; Cha Gioakim Nguyễn Hữu Văn; Cha Gioakim Ngô Văn Chương.
27 3 X CHÚA NHẬT XVII THƯỜNG NIÊN.
Thánh vịnh tuần I. Bài đọc Năm C.
St 18,20-32; Cl 2,12-14; Lc 11,1-13.
Giáo xứ Âm Sa, Nam Lạng và Phạm Rỵ chầu Thánh Thể.GIÁO HUẤN SỐ 33
MẶC KHẢI VỀ CẦU NGUYỆN TRONG CỰU ƯỚC
Mặc khải về cầu nguyện trong Cựu Ước diễn ra giữa việc con người sa ngã và được nâng dậy, giữa tiếng đau thương của Thiên Chúa gọi những đứa con đầu tiên của Ngài: “Ngươi ở đâu?… Ngươi đã làm gì?” (St 3,9.13), và lời đáp lại của Người Con độc nhất lúc Người bước vào trần gian: “Lạy Thiên Chúa, này con đây, con đến để thực thi ý Ngài” (Dt 10,7). Như vậy, việc cầu nguyện gắn liền với lịch sử loài người; cầu nguyện là tương quan với Thiên Chúa trong những biến cố của lịch sử.
(Sách Giáo Lý Hội Thánh Công Giáo, số 2568)
28 4 X Thứ Hai. Xh 32,15-24.30-34; Mt 13,31-35.
Kỷ niệm ngày Đức cha Thánh Xuyên (Melchior Garcia Sampedro) bị lăng trì (1858).
Đức cha Thánh Xuyên, tử đạo (Đ).
29 5 Tr Thứ Ba. Thánh Mácta, Maria và Lazarô. Lễ nhớ.
1Ga 4,7-16; Ga 11,19-27 (hoặc Lc 10,38-42).
30 6 X Thứ Tư. Xh 34,29-35; Mt 13,44-46.
Thánh Phêrô Kim Ngôn, giám mục, tiến sĩ Hội Thánh (Tr).
Bắt đầu tuần chín ngày kính thánh Đaminh.
31 7 Tr Thứ Năm. Thánh Ignatiô Loyola, linh mục. Lễ nhớ.
1Cr 10,31 – 11,1; Lc 14,25-33.
Thánh Phêrô Đoàn Công Quý, linh mục và thánh Emmanuel Lê Văn Phụng, giáo dân, tử đạo (Đ).
Cha Đaminh Phạm Ngọc Đỉnh qua đời (2007).