Thành lập ấp và phong Giáo họ Xuân Dục

2. Thành lập ấp và phong Giáo họ Xuân Dục

Thời đó phân dân làng cũ và dân ngoại trại, dân ngoại trại phải phu đài tạp dịch, thuế má cho dân  làng cũ rất nặng nề. Đứng đầu, cụ trưởng Trang, cụ cai Văn cùng bà con các dòng họ xin Cha thánh giúp đỡ cho được thành lập ấp. Cha thánh đã nhiệt thành lo liệu. Biết bao vất vả khó khân cho được thành lập ấp.

Mãi đến năm niên hiệu Gia long thứ 13 vào ngày 5 tháng 10 năm Quý dậu (28/10/1813), ấp Xuân Dục mới được công nhận thành lập chính thức. Lúc đầu có 36 xuất đinh, từ đó có ranh giới, cột mốc tên Xuân Dục có từ đó.

Bà con thấy tài năng, đức độ, lời rao giảng tin mừng của Cha thánh hợp với đạo đức lòng dân. Tất cả mọi người ấp Xuân dục đều xin tòng giáo, trở thành họ giáo toàn tòng, nhận thánh Vinh Sơn làm quan thầy. Cha thánh là Cha chính Giáo Phận Đông đàng ngoài, công Cha thánh thật là to lớn. Ban đầu giáo họ Xuân Dục ,Triệu Thông ,Triệu Phúc thuộc về xứ Kiên Lao, sau mới thuộc về Quần Phương

Chú thích

  1. Vụ cụ Trưởng Trang bị mắc vạ oan: số là, cụ có con trâu bị ốm chết, có kẻ xấu vu oan cho cụ là cụ giết trâu khoẻ. Thời đó, nhà nước cấm ngặt việc giết trâu khoẻ đang còn canh tác, nhằm bảo đảm sức kéo cay bừa cho nông dân.
  2. Việt lập ấp thời đó rất khó khăn, cụ thể như Hải Vân, Trung Thành, năm 1815 phải nhờ ông Trần Trọng Quý – Quốc sư thời vua Gia Long, nhưng cũng phải cử đoàn đại biểu 15 người vào Triều kiến ở cố đô Huế xin.. Đến 3 năm sau ( 1818) lại cử đoàn thứ hai vào triều Huế lần nữa mới nhận được sắc chỉ. Vậy mới biết uy tín, công lao Cha Thánh dành cho Xuân Dục to lớn biết dường nào

3 Xuân: Nghĩa là mùa Xuân, mùa đầu của  bốn mùa của một năm, là tuổi trẻ tuổi xuân

4 Dục: Nghĩa là giáo dục. dưỡng dục nuôi nấng chăm lo mùa Xuân ngày một phát triển được lâu bền tốt tươi, con người cảnh vật được thanh Xuân  mãi

             Sau khi thành lập ấp và giáo họ, cụ trưởng Trang là trưởng ấp, cụ Cai Văn làm phó ấp và làm chánh phó trùm của giáo họ lúc bấy giờ, các cụ là người đứng đầu chịu mọi trách nhiệm với nhân dân. Các cụ luôn chăm lo cho đời sống mọi người, những khi mùa màng bội thu nhân dân no đủ, song những lúc gặp thiên tai hạn hán, bão lụt hoành hành, mùa màng thất bát, nhân dân gặp bao khó khăn, lúc tháng ba ngày tám, các cụ vẫn lãnh đạo nhân dân  các dòng họ đoàn kết, lá lành đùm lá rách, một lòng thương yêu đùm bọc lẫn nhau, vượt qua những khó khan, tạo dựng nơi ở vuông vắn, sông ngòi thuận tiện, xóm làng đông vui, người người no ấm, nhà cửa khang trang, đường dong thẳng đẹp, ai qua lại cũng phải khen là tiền nhân đã tạo dựng cho con cháu một khu dân cư mà ít làng có được. Trước đây nhân dân để hai mẫu ruộng công điền, lấy hoa lợi để chi phí cho ngày giỗ cụ. Cụ mất ngày 18 tháng 07 năm Tân mão (25/08/1831); khi còn ít người, cùng họp nhau cầu nguyện, ăn cỗ tưởng nhớ công ơn cụ; khi dân số đã đông, không thể tập hợp được cả, thì chia phần cỗ cho những người trong làng.

          Đến thập kỷ 60 thế kỷ 20 sau cải cách ruộng đất. Ruộng đất đưa vào Hợp tác xã nông nghiệp, nên không còn ruộng công để thu lợi tức, song hằng năm đến ngày giỗ cụ toàn thể Giáo xứ họp nhau tại nhà thờ, nhắc nhở công ơn cụ và xin cha xứ dâng lễ cầu nguyện cho cụ.

          Còn con cháu cụ, hàng năm đến ngày giỗ họp tại nhà ông trưởng tộc, để tưởng nhớ tôn vinh và cầu nguyện, mong cụ được hưởng nước trời, cụ cầu xin cùng Thiên Chúa cho con cháu nói riêng và mọi người Xuân Dục nói chung; biết tôn trọng lẫn nhau, thương yêu như luật Chúa dậy, xứng đáng là người Kitô hữu, xứng đáng là con cháu của tiền nhân, giữ trọn trách nhiệm với gia đình với làng xóm cùng quê hương đất nước.

Bài tiếp theo:

  • 71.856