Tiểu Sử Cha Thánh Giuse Hiền

thánh giuse hiền

Tiểu Sử Cha Thánh Giuse Hiền

Cha Giu-se Fernandez Hiền sinh 03/12/1775, trong một gia đình đạo đức ở Ven de la Cuesta Tỉnh Vallađoli địa phận Avila Tại Tây Ban Nha. Ngài tu tại tu viện thánh Phao Lô dòng Đa Minh, tuyên khấn ngày 2-8-1796, thụ phong Linh Mục 1805. Đến Việt Nam giảng đạo ngày 18/02/1806, tới cửa Hàn, Đà Nẵng ra Địa phận Đông Đàng ngoài. Cha ở đầu tiên và lâu nhất là xứ Kiên Lao, sau đến Quần Phương, Ninh Cường và Xuân Dục. Phụ trách chủng viện của Giáo Phận năm 1837; bề trên trao chức vị Bề trên Phụ Tỉnh, Cha chính Địa phận Năm 1838. Trong lúc truy lùng bách đạo, Cha đang ở chủng viện Ninh Cường. Khi đang mắc bệnh lỵ, phải chạy xuống Quần Liêu, song Quần Liêu cũng không ổn. Khi đó Cha Phê Rô Nguyễn Bá Tuần đang ở Lác Môn, đến Quần Liêu giúp đỡ, hai ngày sau đưa Người vào Kim Sơn thuộc địa phận Tây Đàng Ngoài. Ở Kim Sơn cũng bị truy lùng, giáo dân không giám giữ hai vị ở trong nhà mà đưa hai vị lên một chiếc thuyền ở vùng sình lầy tanh hôi, ngày nắng cháy da, đêm muỗi đốt. Cha xứ Kim Sơn biết trình trạng ấy, đưa hai Cha tá túc ở nhà ông bát Biên là lương dân, song ông chịu ơn cha xứ nhiều lắm. Thực tế, Bát Biên xử với hai vị rất tốt suốt tám ngày liền, trước khi lập mưu giao nộp để lĩnh thưởng. Đêm 18/6, ông ta nói dối rằng “ Con nghe tin quan biết hai Cha ở đây và quan quân sắp vây làng, con phải đem hai Cha đến nơi an toàn hơn” rồi ông mời Cha chính Hiền xuống thuyền, đem nộp Ngài cho quan trên bờ sông Quy Hậu, sau đó về nói dối để chở cha Tuần đi nộp tiếp. Nhờ việc tố cáo này, Bát Biên được vua Minh Mạng tăng thêm một cấp quan và thưởng cho 100 nén bạc.

Ngày 22/6 giải về Nam Định, ngồi bó gối trong cũi tại ngục Nam Định, cha Hiền phải chịu đói khát và nhất là nóng nực. Có lẽ Ngài đã chết tại đó, nếu không được anh Đường, một tín hữu tốt bụng đến tiếp cứu. Anh bỏ tiền ra mua chuộc lính gác để được vào tiếp tế mỗi ngày một ít lương thực. Mấy ngày đầu, anh còn phải giúp Ngài đưa từng miếng cơm, ngụm nước vào miệng vị Linh mục, quá kiệt sức đến độ tự mình không thể ăn uống được nữa.

Quan hứa sẽ tâu vua đặt Cha làm thông dịch viên nếu Cha bỏ đạo, Cha đáp “ Tôi đến đây không phải phục vụ Vua chúa trần gian này, mà chỉ để rao giảng đạo Đức Chúa Trời thôi”. Thấy không thể làm cho Cha bỏ đạo, thay quan tổng đốc Trịnh Quang Khanh là quan tổng đốc mới Lê Văn Đức. Các quan họp nhau và lên án trảm quyết Ngài. Bản án của Cha và Cha Tuần, vua Minh Mạng châu phê. Tới Nam định ngày 18/7/1838 Cha Phê Rô Tuần vì tuổi già sức yếu đã về với Chúa trước ba ngày.

Giây phút vinh quang

Sáng ngày 24/7, trước khi đem đi xử, các quan còn khuyên dụ cha Hiền lần cuối “Lát nữa ông sẽ bị chém đầu nếu không đạp lên thập giá. Hãy quyết định lại đi, ông sẽ được tha về Âu Châu”. Vị chứng nhân trả lời “Tôi không chịu đạp lên Thánh Giá, các ông muốn chém thì cứ chém”. Sau đó, nhốt Cha trong cũi, các quan để mặc dân chúng đến xem chê nhạo. Họ kéo đến chửi mắng, bứt tóc, giật râu hoặc thò tay đấm vào người Cha.

Thi hành trảm quyết ( chém đầu) vào lúc 2 giờ chiều ngày 24 tháng 7 năm 1838, tại pháp trường Bảy Mẫu- Nam Định. Khi quân lính kéo Ngài ra khỏi cũi và ném lên chiếu, Ngài hầu như không gượng dậy nổi, phần vì đau mệt, phần vì đói lả. Ngài nằm sóng soài ra đó, tuy thế cặp mắt của vị anh hùng vẫn hướng về trời cao, dâng lên Thiên Chúa hy tế đời mình. Đầu treo ba ngày trước khi bị ném xuống sông. Các giáo hữu đem áo quan, sẵn đút tiền để đưa thi hài Ngài về an táng tại Lục Thuỷ.

 Hài cốt ngài còn lưu trữ tại đền thánh Phú Nhai và trên bàn Lễ thánh đài kính Người của giáo xứ Xuân Dục. Các kỷ vật cha còn để lại; Tượng Chúa chịu nạn, hiện ông Mai Văn Thanh lưu giữ; các vật như bát đũa người dùng ăn cơm hàng ngày; một chăn bông; một bình đồng; một hòm dầu để đi xức dầu cho kẻ liệt. Các vật đó theo yêu cầu ,đã đem nộp lên toà Giám mục Bùi Chu. Ngày 27/05/1900, đức Lê Ô XIII phong Ngài lên bậc chân phúc. Ngày 19/06/1988, đức Gioan Phaolô II nâng ngài lên bậc hiển thánh.

Công lao to lớn của cha thánh với giáo dân Xuân Dục cả phần xác lẫn phần hồn. Người coi sóc giáo dân Xuân Dục từ trước 1813 cho đến khi người được phúc tử đạo 1838, gần 30 năm làm cha xứ, lại là cha xứ đầu tiên của Xuân Dục.

Hàng năm đến ngày 24/7, theo lịch phụng vụ kính Người, giáo dân Xuân Dục từ Bắc chí Nam họp nhau dâng lễ kính Cha thánh, nhắc lại công lao đạo đức của Người để mọi người noi gương sáng Người, cùng xin Người cầu bầu cùng Thiên Chúa ban nhiều ơn phúc cho giáo dân Xuân Dục ngày một thăng tiến, hưng thịnh và cả những người vì hoàn cảnh xa quê hương đất nước. cũng được mọi sự may lành và ngày sau được hưởng phúc cùng Người trên nước trời.

Cha thánh Tổ đã có công rao giảng, đưa ánh sáng Phúc âm cho tổ tiên chúng ta và khai sáng ra Giáo xứ Xuân Dục toàn tòng. Để kỷ niệm nhị bách chu niên, ngày 28 tháng 10 năm 1813 ( 5/10 Quý Dậu) đến ngày 28 tháng 10 năm 2013 ( Quý Tỵ), cộng đồng giáo dân Xuân Dục từ Bắc chí Nam, trong nước cũng như hải ngoại, đồng tâm xây dựng Đài tưởng niệm được khang trang để đáp lại phần nhỏ công lao to lớn của Cha thánh. Chắc rằng ngày nay, nhận được tấm lòng hiếu thảo của con cái, Cha ở bên Chúa, Ngài hằng cầu bầu cùng Thiên Chúa cho mọi người  chúng ta, về tinh thần đạo đức cũng như đời sống vật chất ngày một thăng tiến.

Dù ai nay ở muôn phương

Lòng luân tưởng nhớ quê hương Thánh Hiền

 

  THEO CHÂN CHA THÁNH TỔ

Được phúc tử đạo

1.Cụ Vinh- Sơn Nguyễn Văn Nghiêm

Sinh năm 1780, tử đạo 1838 ( chết chém) đời vua Minh Mạng thứ 16. Cháu chắt ngày nay là ông Vinh – Sơn Nguyễn Văn Ruyên, thuộc họ tổ số 28

          2.Cụ Vinh – Sơn Mai Viết Chấn

Cháu chắt là  ông Vinh Sơn Mai Viết Lại thuộc họ tổ 35

  1. Cụ Vinh – Sơn Nguyễn Văn Thập
  2.     Cụ Vinh – Sơn Nguyễn Văn Thiên thuộc họ tổ số 22

Cháu chắt là ông Nguyễn Văn Tế

  1. Cụ Vinh Sơn Nguyễn Văn Bình

Cháu chắt là ông Nguyễn Văn Tước thuộc họ tổ số  6

Tin Giáo Xứ

Tin Gp. Bùi Chu

Tin Giáo hội Việt Nam

Tin Giáo hội Hoàn Vũ